[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Đảng Dân chủ Tự do (Đức)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ FDP)
Đảng Dân chủ Tự do
(tiếng Đức) Freie Demokratische Partei
Chủ tịchChristian Wolfgang Lindner
Wolfgang Kubicki (Schleswig-Holstein)
Uwe Barth (Thüringen)
Marie-Agnes Strack-Zimmermann (Düsseldorf)
Thành lập12 Tháng 12 năm 1948; 72 năm trước
Ý thức hệChủ nghĩa tự do · Chủ nghĩa tự do kinh tế[1]
 · Chủ nghĩa tự do cổ điển[1]
Trung-hữu[2][3][4]
Thuộc tổ chức quốc giaĐức
Thuộc tổ chức quốc tếQuốc tế Tự do
Nhóm Nghị viện châu ÂuĐảng Cải cách và Dân chủ Tự do châu Âu
Màu sắc chính thứcVàngxanh lam
Khẩu hiệu(tiếng Anh) As much government as necessary, as little government as possible!
(tiếng Đức) So viel Staat wie nötig, so wenig Staat wie möglich!
Websitewww.liberale.de
Quốc giaĐức
Logo 2013-2014

Đảng Dân chủ Tự do (tiếng Đức: Freie Demokratische Partei), viết tắt: FDP, là một đảng phái chính trị trung hữu ở Đức.[5][6][7] Lãnh đạo đảng hiện nay là ông Philipp Rösler (thay Guido Westerwelle từ 6 tháng 4 2011), đảng này là một đối tác đối với liên minh CDU/CSU (Liên minh Dân chủ Cơ đốc ĐứcLiên minh Xã hội Cơ đốc Bayern) trong chính phủ liên bang Đức. FDP là đảng lớn thứ 3 trong Bundestag với 93 thành viên.

Đảng này được thành lập năm 1948 bởi những thành viên của hai đảng tự do tồn tại ở Đức trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Dân chủ ĐứcĐảng Nhân dân Đức. Từ đó, FDP đã tồn tại trong chính phủ liên bang Đức lâu hơn bất cứ đảng nào, với tư cách là đối tác với liên minh CDU/CSU (1949–56, 1961–66, 1982–98, và từ 2009) hay với Đảng Dân chủ Xã hội (1969–82).

FDP ủng hộ mạnh mẽ nhân quyền, quyền tự do công dânquốc tế hóa, nhưng đã chuyển đổi từ khuynh hướng ôn hòa sang trung hữu qua thời gian. Từ thập niên 1980, đảng này đã thúc đẩy tư tưởng về tự do kinh tế, thị trường tự dotư nhân hóa. Đảng này là thành viên của Quốc tế Tự do, Đảng Dân chủ Tự do và Cải cách châu Âu.

Bầu cử Quốc hội Đức 2013

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày 22.09.2013, đảng FDP chỉ đạt được 4,8% (năm 2009:14,6%) và như vậy họ sẽ mất tất cả các ghế trong Bundestag (Quốc hội) Đức.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b nachrichten.de. ngày 6 tháng 4 năm 2011 http://www.nachrichten.de/panorama/HINTERGRUND-Unterschiedliche-Stroemungen-in-der-FDP-aid_CNG.ba4a108b8bbdedd05a8e9a338e436acf.171.html. Đã bỏ qua tham số không rõ |titel= (gợi ý |title=) (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  2. ^ Dymond, Johnny (ngày 27 tháng 9 năm 2009). “Merkel heading for new coalition”. BBC News.
  3. ^ Peel, Quentin (ngày 9 tháng 5 năm 2010). “Germans take weeks over coalition pacts”. Financial Times.
  4. ^ Boswell, Christina; Hough, Dan (tháng 4 năm 2008). “Politicizing migration: opportunity or liability for the centre-right in Germany?”. Journal of European Public Policy. 15 (3): 331–48. doi:10.1080/13501760701847382.
  5. ^ Gunlicks, Arthur B. (2003). The Länder and German federalism. Manchester: Manchester University Press. tr. 268. ISBN 9780719065330.
  6. ^ van Dijk, Ruud (2008). Encyclopedia of the Cold War, Volume 1. London: Taylor & Francis. tr. 541. ISBN 9780415975155.
  7. ^ Zimmer, Matthias (1997). Germany: Phoenix in trouble?. Edmonton: University of Alberta. tr. 114. ISBN 9780888643056.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]