[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Eduard von Böhm-Ermolli

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Eduard von Böhm-Ermolli
Eduard von Böhm-Ermolli trong bộ quân phục Thượng tướng Kỵ binh Áo-Hung
Sinh(1856-02-12)12 tháng 2 năm 1856
Ancona, Lãnh địa Giáo hoàng (nay là Ancona, Italy)
Mất9 tháng 12 năm 1941(1941-12-09) (85 tuổi)
Troppau, Reichsgau Sudetenland, Đức Quốc xã (nay là Opava, Moravian-Silesian Region, Cộng hòa Czech)
Nơi chôn cất
Opava Municipal Cemetery
Thuộc Đế quốc Áo-Hung (đến 1918)
 Tiệp Khắc (đến 1938)
 Đức Quốc xã (1938-1941)
Năm tại ngũ1875–1918
Cấp bậcThống chế (Generalfeldmarschall)
Chỉ huyQuân đoàn 1
Tập đoàn quân 2
Cụm quân Böhm-Ermolli
Tham chiếnThế chiến thứ nhất
Thế chiến thứ hai
Tặng thưởngPour le Mérite

Eduard Freiherr[1] von Böhm-Ermolli (12 tháng 2 năm 1856 - 9 tháng 12 năm 1941) là một tướng lĩnh người Áo trong Thế chiến thứ nhất, cấp bậc Thống chế quân đội Đế quốc Áo-Hung. Mặc dù không còn tại ngũ và đất nước mà ông phục vụ không còn tồn tại, ông vẫn được các chế độ mới giữ lại như một biểu tượng. Với sự bành trướng của chế độ Đức Quốc xã, vào năm 1938, cựu thống chế Áo-Hung von Böhm-Ermolli trở thành một công dân của Đức Quốc xã. Là Thống chế Áo-Hung duy nhất vẫn còn sống, ông đã được Hitler trao quân hàm Thống chế danh dự của Đức Quốc xã vào tháng 10 năm 1940, dù khi đó ông đã ngoài 80 tuổi.

Cuộc đời và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Eduard von Böhm-Ermolli sinh ngày 12 tháng 2 năm 1856, tại Ancona (Ý), nơi cha ông đang phục vụ trong một đơn vị nhỏ của quân đội Áo. Nguyên gốc họ ông là Böhm. Cha ông, Georg Böhm, xuất thân từ một hạ sĩ quan chiến trường, lập được quân công trong trận Novara năm 1849, được thăng đến cấp thiếu tá trước khi nghỉ hưu vào năm 1877. Tháng 6 năm 1885, Georg Böhm gắn thêm họ gốc vợ mình (Maria Josepha Ermolli) vào họ của mình, đồng thời cũng được triều đình nâng lên hàng quý tộc cha truyền con nối vào tháng 9 năm 1885. Từ đó gia đình Böhm ở Troppau mang họ von Böhm-Ermolli.

Gia huy của nhà Böhm-Ermolli khi ông được nâng lên đẳng cấp nam tước năm 1917.

Thời niên thiếu, Eduard Böhm-Ermolli theo học tại Học viện thiếu sinh quân Sankt Pölten và Học viện Quân sự Theresian ở Wiener Neustadt. Sau khi tốt nghiệp ngày 1 tháng 9 năm 1875, ông về phục vụ tại Trung đoàn Long kỵ binh số 4 "Đại công tước Albrecht" ở Wels với cấp bậc Trung úy (Leutnant). Ba năm sau, ông được điều động đến học một khóa Tham mưu tại Học viện Chiến tranh ở Vienna và sau khi tốt nghiệp hạng xuất sắc, ông được chuyển đến Lữ đoàn Bộ binh 21 ở Lemberg với tư cách là một sĩ quan tham mưu. Đến ngày 1 tháng 5 năm 1897, ông trở thành đại tá và chỉ huy Trung đoàn Uhlan số 3. Ngày 15 tháng 4 năm 1901, ông tiếp quản chỉ huy Lữ đoàn kỵ binh 16 ở Pozsony và được thăng cấp thiếu tướng vào ngày 1 tháng 5 năm 1903. Ngày 14 tháng 4 năm 1905, ông chỉ huy Sư đoàn 7 Kỵ binh và thăng cấp Trung tướng vào ngày 1 tháng 4 năm 1907. Ngày 28 tháng 4 năm 1909, Böhm-Ermolli trở thành Tư lệnh Sư đoàn bộ binh số 12. Ngày 7 tháng 2 năm 1911, ông chỉ huy Quân đoàn 1 ở Kraków và từ ngày 25 tháng 12 năm 1911, ông là Ủy viên Hội đồng Cơ mật Hoàng gia (k.u.k. Geheimer Rat).

Ông được thăng cấp bậc Thượng tướng Kỵ binh (Generals der Kavallerie) ngày 1 tháng 5 năm 1912.

Khi Thế chiến thứ nhất nổ ra, Böhm-Ermolli được trao quyền chỉ huy Tập đoàn quân số 2 của Áo, dự định hoạt động trên mặt trận Serbia. Sau khi Đế quốc Nga tham chiến, Tập đoàn quân số 2 được chuyển hướng sang mặt trận Nga, nơi nó tăng cường cho các đội quân của đồng minh Đức của Áo. Tháng 9 năm 1915, ông là chỉ huy của Cụm quân Böhm-Ermolli, bao gồm Tập đoàn quân Nam của Đức và Tập đoàn quân số 2 do chính ông chỉ huy.

Böhm-Ermolli được thăng lên cấp Đại tướng (Generaloberst) vào tháng 5 năm 1916 và lên Thống chế (Feldmarschall) vào tháng 1 năm 1918. Tháng 3 năm 1918, lực lượng của ông chiếm đóng Ukraina. Tuy nhiên, quốc gia ông đã đứng vào bên thua cuộc trong thế chiến, vì vậy, đơn vị của ông đã bị giải thể tại Odessa khi chiến tranh kết thúc.

Böhm-Ermolli trong quân phục Thống chế Đức Quốc xã.

Đế chế sụp đổ, Böhm-Ermolli trở về quê nhà Troppau ở Silesia, vốn thuộc Áo trước đây, giờ đã trở thành một phần của Tiệp Khắc vào năm 1919. Kế thừa trách nhiệm đối với chế độ quân chủ cũ, chính phủ Tiệp Khắc đã trả lương hưu cho ông theo chế độ tướng lĩnh dự bị bậc 1. Năm 1928, ông được tôn phong cấp bậc chính thức Thống tướng (Armádní generál) của Tiệp Khắc, dù ông chưa từng phục vụ trong quân đội Tiệp Khắc.

Khi Sudetenland, khu vực mà dân cư chủ yếu là người Đức định cư dọc theo rìa của Tiệp Khắc, bị sát nhập vào Đức Quốc xã vào năm 1938, ông lại trở thành công dân Đức. Ngày 31 tháng 10 năm 1940, Böhm-Ermolli được Hitler phong cấp bậc Thống chế danh dự của Đức Quốc xã. Ngoài ra, ông còn được bổ nhiệm làm đại tá danh dự Trung đoàn bộ binh 28 tại quê hương Troppau (Opava).

Khi ông qua đời vào tháng 12 năm 1941, ông đã được tổ chức tang lễ cấp nhà nước với đầy đủ các danh dự quân đội tại Vienna.

Giải thưởng quân sự

[sửa | sửa mã nguồn]
Chuyến thị sát Lemberg tháng 8 năm 1916: Böhm-Ermolli đứng giữa HindenburgLudendorff.
 Đế quốc Áo-Hung
 Vương quốc Bayern
 Vương quốc Phổ
 Đế quốc Ottoman

Lược sử cấp bậc

[sửa | sửa mã nguồn]
Eduard von Böhm-Ermolli (ngoài cùng bên trái) cùng với một số thống chế Đức Quốc xã trong một sự kiện năm 1941.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Freiherr nguyên là một tước hiệu quý tộc Đức thời phong kiến, tương đương Nam tước. Trước năm 1919, tên gọi giới quý tộc Đức có dạng "[tước hiệu] + [tên] + [tiền tố tôn danh] + [họ]", cụ thể như tên gọi Eduard von Böhm-Ermolli trước 1919 vốn có dạng Freiherr Eduard von Böhm-Ermolli, trong đó "Freiherr" là tước hiệu quý tộc, Eduard" là tên, "von Böhm-Ermolli" là họ kèm theo tiền tố tôn danh. Tháng 4 năm 1919, Cộng hòa Áo ra đạo luật bãi bỏ các tước vị quý tộc. Tuy nhiên, các yếu tố tước hiệu và tiền tố tôn danh có thể được sử dụng, nhưng được xem là một phần phụ thuộc của họ và do đó phải được đặt sau bất kỳ tên cụ thể nào. Như vậy, "Freiherr Eduard von Böhm-Ermolli" có thể được viết lại thành các dạng Eduard Freiherr von Böhm-Ermolli, Eduard von Böhm-Ermolli hoặc Eduard Böhm-Ermolli.
  2. ^ MAGYAR KIRÁLYI SZENT ISTVÁN REND, retrieved from: http://kituntetes.hu/ Lưu trữ 2018-04-26 tại Wayback Machine
  3. ^ Jewison, G. and Steiner, J. (2016, November 15). "Eduard Freiherr von Böhm-Ermolli." Austro-Hungarian Land Forces 1848-1918. Retrieved from: http://www.austro-hungarian-army.co.uk/biog/bohm.htm Lưu trữ 2012-08-13 tại Wayback Machine
  4. ^ a b c d Jewison, G. and Steiner, J.
  5. ^ Plotke, J., ed. (n.d.). "Böhm-Ermolli, Eduard Freiherr (Baron) v. (1856-1941)." Retrieved from: https://net.lib.byu.edu/estu/wwi/bio/e/ermolli.htm
  6. ^ a b c d Plotke, J., ed.
  7. ^ Plotke, J., ed. Note: General-Major in the K.u.K. was the equivalent to a Brigadier in the U.K. or a Brigadier General in the U.S.
  8. ^ Plotke, J., ed. Feldmarshall Leutnant was the equivalent to a Major General in the U.K. and U.S.
  9. ^ Plotke, J., ed. General der Kavallerie was the equivalent in rank to Lieutenant General in the U.K. and U.S.
  10. ^ Plotke, J., ed. General-Oberst translates as "Colonel General" and was equivalent in rank to General in the U.K. and U.S.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]