[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Diacetyl

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Diacetyl[1]
Ball-and-stick model
Danh pháp IUPAC2,3-Butanedione
Tên khácDiacetyl
Biacetyl
Dimethyl diketone
2,3-Diketobutane
Công thứcC4H6O2
Khối lượng mol86,0892 g/mol
Số CAS431-03-8
Tỷ trọng0,990 g/mL ở 15 °C
Độ hòa tanHòa tan trong nước với tỉ lệ 1:4
Điểm nóng chảy-2 đến -4 °C
Điểm sôi88 °C
PubChem650
SMILESO=C(C(=O)C)C
InChI1/C4H6O2/c1-3(5)4(2)6/h1-2H3
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Diacetyl (danh pháp hệ thống IUPAC: butandion hoặc 2,3-butandione) là sản phẩm phụ tự nhiên của quá trình lên men. Nó là một hợp chất dixeton gồm hai nhóm C=O liền kề, công thức hóa học là C4H6O2. Diacetyl xuất hiện tự nhiên trong các sản phẩm đồ uống có cồn và được bổ sung vào một số thực phẩm để tạo hương vị bơ.

Trong sản phẩm thực phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Diacetyl và axetoin là hai hợp chất tạo nên hương vị đặc trưng của bơ sữa. Do đó, các nhà sản xuất margarin hoặc các sản phẩm chất béo thực vật tương tự thường bổ sung diacetyl và axetoin (cùng với beta caroten để tạo màu vàng) để cho sản phẩm cuối cùng có hương vị bơ.[2].

Trong đồ uống có cồn

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở hàm lượng thấp, diacetyl tạo nên độ trơn của đồ uống có cồn có thể cảm nhận trong miệng. Với hàm lượng lớn hơn, diacetyl tạo vị bơ hoặc vị của một loại kẹo làm từ bơ đun với đường.

Trong một số loại bia, sự có mặt của diacetyl ở nồng độ thấp có thể chấp nhận được, thậm chí là chất mong muốn có, ngược lại trong một số loại bia khác, diacetyl không được phép có[3].

Diacetyl được tạo ra trong quá trình lên men như là sản phẩm phụ của sự tổng hợp valin (một loại amino acid thiết yếu), khi nấm men tạo ra α-axetolactat và chất này bị decarboxyl hóa tạo thành diacetyl. Sau đó nấm men hấp thụ diacetyl và phân cắt các nhóm xeton để tạo thành các hợp chất có hương vị trung tính là axetoin và 2,3-butanediol.

Nồng độ diacetyl trong rượu chardonnay đã được xác định từ 0,005 mg/L đến 1,7 mg/L và lượng cần thiết để tạo hương vị cảm nhận được tối thiểu là 0,2 mg/L[4][5].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Merck Index, 11th Edition, 2946.
  2. ^ Pavia et al., Introduction to Organic Laboratory Techniques, 4th ed., ISBN 978-0-495-28069-9
  3. ^ “BJCP Style Guidelines”. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  4. ^ Nielsen JC, Richelieu M (1999). “Control of flavor development in wine during and after malolactic fermentation by Oenococcus oeni”. Appl. Environ. Microbiol. 65 (2): 740–5. PMC 91089. PMID 9925610.
  5. ^ Martineau B, Henick-Kling T, Acree T (1995). “Reassessment of the Influence of Malolactic Fermentation on the Concentration of Diacetyl in Wines”. Am Soc Enol Vitic. 46 (3): 385–8.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]