[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Donetsk

Donets'k (Донецьк)
Donetsk (Доне́цк)
Sông Kalmius đoạn chảy qua Donetsk
Sông Kalmius đoạn chảy qua Donetsk
Hiệu kỳ của Donets'k (Донецьк)
Hiệu kỳ
Huy hiệu của Donets'k (Донецьк)
Huy hiệu
Donetsk trên bản đồ Ukraina
Donetsk trên bản đồ Ukraina
Bản đồ trung tâm Donetsk
Bản đồ trung tâm Donetsk
Donets'k (Донецьк) trên bản đồ Thế giới
Donets'k (Донецьк)
Donets'k (Донецьк)
Tọa độ: 48°00′10″B 37°48′19″Đ / 48,00278°B 37,80528°Đ / 48.00278; 37.80528
Quốc gia Ukraina
Được công nhận Cộng hòa Nhân dân Donetsk
Oblast Tỉnh Donetsk
Raion Khu tự quản Donetsk
Thành lập18691
Quyền thành phố1917
Người sáng lậpJohn Hughes sửa dữ liệu
Đặt tên theoJohn Hughes, Iosif Vissarionovich Stalin, Donets sửa dữ liệu
Raion
Danh sách 9
  • Budionivskyi Raion
  • Voroshylovskyi Raion
  • Kalininskyi Raion
  • Kyivskyi Raion
  • Kirovskyi Raion
  • Kuibyshevskyi Raion
  • Leninskyi Raion
  • Petrovskyi Raion
  • Proletarskyi Raion
Chính quyền
 • Thị trưởngOleksandr Lukianchenko
Diện tích
 • Thành phố358 km2 (138 mi2)
Độ cao169 m (554 ft)
Dân số (2007)
 • Thành phố1.100.700
 • Mật độ2.960/km2 (7,700/mi2)
 • Vùng đô thị2.009.700
Múi giờEET (UTC+2)
 • Mùa hè (DST)EEST (UTC+3)
Mã bưu chính83000 — 83497
Mã điện thoại+380 622, 623
Thành phố kết nghĩaTrondheim, Vilnius, Taranto, Bochum, Sheffield, Charleroi, Pittsburgh, Moskva, Narva, Katowice, Rostov trên sông Đông, Kutaisi, Batumi, Gomel, Simferopol, Ulan-Ude, Plovdiv, Ostrava, Kursk sửa dữ liệu
Biển số xeАН
Kết nghĩaBochum, Charleroi, Kutaisi, Pittsburgh, Sheffield, Taranto, Moskva, Vilnius
1 Donetsk thành lập năm 1869 với tên Yuzovka.
² Dân số vùng đô thị tính theo năm 2004.

Donetsk (tiếng Ukraina: Донецьк Donets'k; tiếng Nga: Доне́цк; phát âm như "đo-niết-s-k") là một thành phố phía đông của Ukraina, nằm bên sông Kalmius. Về mặt hành chính, đây là thành phố trung tâm của tỉnh Donetsk nhưng về mặt lịch sử đây là thủ phủ không chính thức và là thành phố lớn nhất của vùng Donbas. Thành phố được thành lập năm 1869.

Theo thống kê, dân số thành phố là 901.645 (số liệu năm 2022) và dân số vùng đô thị là 2 triệu người (số liệu năm 2011). Với diện tích: 358 km², Donetsk là thành phố lớn thứ năm của Ukraina về dân số.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Donetsk được thành lập vào năm 1869 khi doanh nhân Wales là John Huges xây dựng một nhà máy thép và một số mỏ than ở phần phía nam của Đế quốc Nga tại Aleksandrovka (tiếng Ukraina: Олександрівка). Thị trấn ban đầu đã được đặt tên Hughesovka (hay Yuzovka, tiếng Nga: Юзовка; tiếng Ukraina: Юзівка​​). Vào đầu thế kỷ 20, Yuzovka có khoảng 50.000 người và đã đạt đến tư cách một thành phố vào năm 1917. Nguồn gốc tên tiếng Anh của thành phố phản ánh trong quy hoạch và kiến trúc của nó.

Trước năm 1922, Donetsk thuộc vùng Donbas của Nga. Sau nội chiến Nga, nước Nga Xô Viết muốn thành lập Liên Xô, nhưng Ukraina còn lưỡng lự, để Ukraina gia nhập Liên Xô, Nga đã nhượng bộ và cắt vùng Donbas (gồm cả đất và dân) thuộc Nga sáp nhập vào Ukraina. Năm 1924, dưới thời Liên Xô, thành phố được đổi tên thành Stalin. Trong năm đó, dân số của thành phố đạt 63.708 người, đến năm sau thì lên 80.085 người. Khoảng 1929-1931, tên của thành phố được đổi thành Stalino. Thành phố không có hệ thống cung cấp nước uống cho đến năm 1931, khi một hệ thống dài 55,3 km đã được lắp đặt dưới lòng đất. Tháng 7 năm 1933, thành phố trở thành trung tâm hành chính của tỉnh Donetsk của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina. Trong năm 1933, 12 km hệ thống thoát nước đã được lắp đặt, và năm sau thì hoạt động khai thác khí đốt đầu tiên được khởi động trong phạm vi thành phố.

Trong những ngày đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai, dân số của Stalino là 507.000 người nhưng sau cuộc chiến thì chỉ còn 175.000 người. Cuộc xâm lược của Đức Quốc Xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã gần như phá hủy hoàn toàn thành phố, và được xây dựng lại trên quy mô lớn vào cuối cuộc chiến. Thành phố bị chiếm đóng từ ngày 16 tháng 10 năm 1941 đến 5 tháng 9 năm 1943. Lãnh thổ của Donetsk tại thời điểm bị Đức quốc xã chiếm đóng bao gồm chủ yếu là của một khu ổ chuột của người Do Thái nơi 3.000 người Do Thái thiệt mạng và một trại tập trung nơi 92.000 người thiệt mạng.

Trong làn sóng phi Stalin hóa dưới thời Tổng bí thư Nikita Khrushchyov, thành phố được đổi tên thành Donetsk vào tháng 11 năm 1961, theo tên của con sông Donets - một phụ lưu của sông Đông. Năm 1970, Donetsk được UNESCO công nhận là thành phố công nghiệp sạch nhất thế giới. Thành phố được trao Huân chương Lenin vào năm 1979.

Năm 1990, sau khi Liên Xô tan rã, Donetsk vẫn thuộc quyền quản lý của Ukraina chứ không cắt trả lại Nga, thành phố trải qua một thời kì khó khăn suốt thập niên 1990. Thành phố khi ấy trở thành chiến trường của các băng đảng tranh giành quyền kiểm soát các doanh nghiệp công nghiệp. Sau thời kì ấy, Donetsk nhanh chóng hiện đại hóa, phần nhiều là nhờ ảnh hưởng của các công ty lớn.

Năm 2014, sau làn sóng Euromaidan năm 2013 cộng với ảnh hưởng từ việc Crưm tuyên bố tổ chức trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của Crưm, với kết quả là Crưm tuyên bố độc lập, tách khỏi Ukraina và sáp nhập vào Nga. Hội đồng tỉnh Donetsk cũng bỏ phiếu tổ chức trưng cầu dân ý về tương lai của tỉnh này và tuyên bố độc lập, tách khỏi Ukraina.[1]

Địa lý và khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]
Các quả đồi gần Kalmius. Phía xa là huyện Chervonohvardiyskyi củaMakiivka.

Donetsk nằm tại vùng thảo nguyên của Ukraina, được bao quanh bởi các vùng rừng, ngọn đồi, sông hồ rải rác. Vùng ngoại ô phía bắc thành phố chủ yếu là đất nông nghiệp. Biển Azov cách thành phố 95 km về phía nam. Bao quanh thành phố là một vành đai đất canh tác rộng lớn.

Thành phố trải rộng 28 km từ bắc xuống nam và 55 km từ đông sang tây. Gần thành phố có hai hồ chứa nước: hồ Nyzhnekalmius (60 ha) và "biển Donetsk" (206 ha). Có năm con sông chảy qua thành phố, bao gồm sông Kalmius, sông Asmolivka (13 km), sông Cherepashkyna (23 km), sông Skomoroshka và sông Bakhmutka. Thành phố có 125 quả đồi.[2]

Donetsk có khí hậu lục địa[3] ẩm (Köppen: Dfb). Nhiệt độ trung bình trong tháng 1 là -5 °C và trong tháng 6 là 18 °C. Mỗi năm bình quân có 162 ngày mưa; lượng mưa bình quân năm là 556 mm.[3]

Dữ liệu khí hậu của Donetsk 1981–2010
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 12.2
(54.0)
16.0
(60.8)
21.3
(70.3)
31.0
(87.8)
34.6
(94.3)
38.0
(100.4)
37.8
(100.0)
39.1
(102.4)
33.9
(93.0)
32.7
(90.9)
20.5
(68.9)
15.0
(59.0)
39.1
(102.4)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) −1.3
(29.7)
−0.9
(30.4)
5.3
(41.5)
14.5
(58.1)
20.9
(69.6)
24.8
(76.6)
27.3
(81.1)
26.8
(80.2)
20.7
(69.3)
13.1
(55.6)
4.7
(40.5)
−0.3
(31.5)
13.0
(55.4)
Trung bình ngày °C (°F) −4.1
(24.6)
−4.1
(24.6)
1.3
(34.3)
9.4
(48.9)
15.4
(59.7)
19.3
(66.7)
21.6
(70.9)
20.8
(69.4)
15.1
(59.2)
8.5
(47.3)
1.6
(34.9)
−2.9
(26.8)
8.5
(47.3)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) −6.7
(19.9)
−7.0
(19.4)
−2.1
(28.2)
4.6
(40.3)
10.0
(50.0)
13.8
(56.8)
15.9
(60.6)
15.0
(59.0)
10.0
(50.0)
4.5
(40.1)
−1.1
(30.0)
−5.4
(22.3)
4.3
(39.7)
Thấp kỉ lục °C (°F) −32.2
(−26.0)
−31.1
(−24.0)
−21.0
(−5.8)
−10.6
(12.9)
−2.4
(27.7)
2.1
(35.8)
6.0
(42.8)
2.2
(36.0)
−6.0
(21.2)
−10.0
(14.0)
−22.2
(−8.0)
−28.5
(−19.3)
−32.2
(−26.0)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 37
(1.5)
32
(1.3)
34
(1.3)
38
(1.5)
46
(1.8)
65
(2.6)
51
(2.0)
37
(1.5)
36
(1.4)
37
(1.5)
38
(1.5)
41
(1.6)
492
(19.4)
Số ngày mưa trung bình 11 8 10 13 13 14 11 8 11 11 13 11 134
Số ngày tuyết rơi trung bình 17 17 10 2 0 0 0 0 0 2 8 16 72
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 87 84 77 66 62 66 64 60 67 76 86 88 73
Nguồn: Pogoda.ru.net[4]

Chính quyền và phân chia hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]
Các huyện của Donetsk trong địa hạt Lãnh thổ do hội đồng thành phố quản hạt Donetsk:
  Huyện Bydionivskyi
  Huyện Voroshylovskyi
  Huyện Kalininskyi
  Huyện Kyivskyi
  Huyện Kirovskyi
  Huyện Kuibyshevskyi
  Huyện Leninskyi
  Huyện Petrovskyi
  Huyện Proletarskyi

Thành phố Donetsk là tỉnh lị của tỉnh Donetsk, đồng thời cũng là thủ phủ của Lãnh thổ do hội đồng thành phố quản hạt Donetsk. Tuy nhiên Donetsk là thành phố cấp dưới tỉnh nên thuộc quyền quản lý trực tiếp của tỉnh Donetsk, thay vì dưới quyền của Lãnh thổ do hội đồng thành phố quản hạt Donetsk.

Lãnh thổ của thành phố được phân chia thành chín huyện (raion). Mỗi huyện lại có một hội đồng huyện và là cấp dưới của hội đồng thành phố.

STT Huyện Tiếng Ukraina Diện tích Dân số
1 Budionivskyi Будьонівський район 25 km² 100.300
2 Voroshylovskyi Ворошилівський район 10 km² 97.300
3 Kalininskyi Калінінський район 19 km² 109.700
4 Kyivskyi Київський район 33 km² 143.700
5 Kirovskyi Кіровський район 68 km² 171.700
6 Kuibyshevskyi Куйбишевський район 51 km² 120.800
7 Leninskyi Ленінський район 37 km² 107.800
8 Petrovskyi Петровський район 57 km² 88.600
9 Proletarskyi Пролетарський район 58 km² 102.800
Lịch sử dân số
NămSố dân±%
1897[5]28.100—    
1926[6]106.000+277.2%
1939[7]466.300+339.9%
1959[8]699.200+49.9%
1970[9]879.000+25.7%
1979[10]1.020.800+16.1%
1989[11]1.109.100+8.7%
1998[12]1.065.400−3.9%
2006[13]993.500−6.7%

Theo thống kê 2010, Donetsk có dân số trên 982.000 người.[14] Theo thống kê 2004, vùng đô thị có dân số trên 1.566.000 người. Thành phố đứng thứ năm Ukraina về dân số.[15]

Phần đông người dân Donetsk là người Ukraina nói tiếng Nga và người Nga. Theo điều tra dân số 2001,[16] người Ukraina chiếm 56,9% dân số tỉnh Donetsk còn người Nga chiếm 38,2%.

Sau đây là cấu trúc dân số Lãnh thổ do hội đồng thành phố quản hạt Donetsk:[17]

  1. Người Nga: 493.392 người, 48,15%
  2. Người Ukraina: 478.041 người, 46,65%
  3. Người Belarus: 11.769 người, 1,15%
  4. Người Hy Lạp: 10.180 người, 0,99%
  5. Người Do Thái: 5.087 người, 0,50%
  6. Người Tatar: 4.987 người, 0,49%
  7. Người Armenia: 4.050 người, 0,40%
  8. Người Azerbaijan: 2.098 người, 0,20%
  9. Người Gruzia: 2.073 người, 0,20%
  10. Khác: 13.001 người, 1,27%
Tổng cộng: 1.024.678 người, 100,00%

Năm 1991, 1/3 dân số Donetsk tự xem mình là người Nga, 1/3 dân số tự xem mình là người Ukraina trong khi đa số những người còn lại thì xem mình là người Slav.[18]

Thành phố kết nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Донецкий облсовет проголосовал за референдум”. Gazeta.ua. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2014.
  2. ^ “Было ли гетто в Донецке?”. Gorod (bằng tiếng Nga). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2007.
  3. ^ a b “Weather in Donetsk”. rospogoda.ru (bằng tiếng Nga). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2007.
  4. ^ “Pogoda.ru.net” (bằng tiếng Nga). Weather and Climate. tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2012.
  5. ^ Số liệu lấy từ Điều tra dân số trên toàn cõi Đế quốc Nga lần thứ nhất, được tiến hành vào ngày 28 tháng 1 [lịch cũ 15 15 tháng 1] năm 1897
  6. ^ Số liệu lấy từ Điều tra dân số toàn cõi Liên Xô lần thứ nhất, được tiến hành vào ngày 17 tháng 12 năm 1926.
  7. ^ Số liệu lấy từ Điều tra dân số toàn cõi Liên Xô, được tiến hành vào ngày 17 tháng 1 năm 1939.
  8. ^ Số liệu lấy từ Điều tra dân số toàn cõi Liên Xô, được tiến hành vào ngày 15 tháng 1 năm 1959.
  9. ^ Số liệu lấy từ Điều tra dân số toàn cõi Liên Xô, được tiến hành vào ngày 15 tháng 1 năm 1970.
  10. ^ Số liệu lấy từ Điều tra dân số toàn cõi Liên Xô, được tiến hành vào ngày 17 tháng 1 năm 1979.
  11. ^ Số liệu lấy từ Điều tra dân số toàn cõi Liên Xô, được tiến hành vào ngày 12 tháng 1 năm 1989.
  12. ^ Số liệu lấy từ Ủy ban Thống kê Nhà nước Ukraina, được tiến hành vào ngày 1 tháng 1 năm 1998.
  13. ^ Số liệu lấy từ Ủy ban Thống kê Nhà nước Ukraina, được tiến hành vào ngày 1 tháng 1 năm 2006.
  14. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2014.
  15. ^ “Results / General results of the census / Number of cities”. Điều tra dân số Ukraina năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2006.
  16. ^ “Results / General results of the census / National composition of population / Donets'k region”. Điều tra dân số Ukraina năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2006.
  17. ^ “Ukrainian Census (Donetsk Oblast)”. Head of the Donetsk Oblast Statistics (bằng tiếng Ukraina). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2007.
  18. ^ Jonathan Steele (1988), Eternal Russia:Yeltsin, Gorbachev, and the Mirage of Democracy, Harvard University Press, ISBN 978-0-674-26837-1, trang 218