[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Gelderland

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Provincie Gelderland
Tỉnh Gelderland
Huy hiệu Gelderland
Cờ Huy hiệu
Tỉnh lỵ Arnhem
Thành phố lớn nhất Nijmegen
Người được Nữ hoàng ủy quyền John Berends (CDA)
Tôn giáo (1999) Tin lành 31%
Công giáo 29%
Diện tích
 • Đất
 • Nước
thứ nhất
161 km²
Dân số (2006)
 • Tổng
 • Mật độ

1.975.704 (thứ 4)
397/km² (thứ 6)
Quốc ca Ons Gelderland
ISO NL-GE
Trang web chính thức www.gelderland.nl

Gelderland (phát âm là một tỉnh của Hà Lan. Tỉnh này nằm ở khu vực trung-đông của Hà Lan. Thủ phủ là thành phố Arnhem. Hai thành phố lớn khác là NijmegenApeldoorn. Các trung tâm dân số đáng kể khác có Ede, Zutphen, Doetinchem, Harderwijk, WijchenTiel. Tỉnh có đường biên giới với bang Nordrhein-Westfalen của Đức.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lịch sử, tỉnh này xuất phát từ các bang của Đế quốc La Mã thần thánh và lấy tên từ thành phố Geldern của Đức gần đó. Theo cổ tích Wichard, thành phố được đặt tên bởi các Lãnh chúa Pont, người đã chiến đấu và giết chết một con rồng vào năm 878 SCN. Họ đặt tên cho thị trấn mà họ thành lập theo tiếng gầm của con rồng: "Gelre!"[1]

Hạt Guelders bắt nguồn từ pagus Hamaland của người Francia trong thế kỷ 11 quanh các lâu đài gần RoermondGeldern. Các bá tước Gelre giành được các khu vực BetuweVeluwe, còn Quận Zutphen thông qua hôn nhân. Do đó, các bá tước Guelders đã đặt nền tảng cho một lãnh thổ hùng mạnh đóng vai trò quan trọng trong thời Trung cổ sau này thông qua sự kiểm soát các con sông Rhine, Waal, MeuseIJssel. Vị trí địa lý của lãnh thổ của họ có vai trò quan trọng với chính sách đối ngoại của các bá tước trong các thế kỷ sau; họ đã cam kết lợi ích với Đế quốc La Mã Thần thánh và mở rộng về phía nam và phía tây.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nơi này đã chứng kiến trận chiến dữ dội giữa Lính nhảy dù quân đồng minh, Quân đoàn XXX của Anh và Quân đoàn SS Panzer II của Đức, tại Trận chiến Arnhem.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Gelderland có thể được chia thành bốn khu vực địa lý: Veluwe ở phía bắc, Rivierenland bao gồm Betuwe ở phía tây nam, Achterhoek (nghĩa đen là "góc sau") hoặc Graafschap (ban đầu có nghĩa là hạt) ở phía đông và khu vực thành phố Arnhem và Nijmegen ở phía nam vùng trung.

Khu tự quản

[sửa | sửa mã nguồn]
Clickable map of GelderlandAaltenApeldoornArnhemBarneveldBerg en DalBerkellandBeuningenBronckhorstBrummenBurenCulemborgDoesburgDoetinchemDrutenDuivenEdeElburgEpeErmeloGeldermalsenHarderwijkHattemHeerdeHeumenLingewaalLingewaardLochemMaasdrielMillingen aan de RijnMontferlandNeder-BetuweNeerijnenNijkerkNijmegenNunspeetOldebroekOost GelreOude IJsselstreekOverbetuwePuttenRenkumRhedenRijnwaardenRozendaalScherpenzeelTielUbbergenVoorstWageningenWest Maas en WaalWestervoortWijchenWinterswijkZaltbommelZevenaarZutphen
Clickable map of Gelderland

Năm 2015, 54 khu tự quản tại Gelderland được chia thành 4 COROP:

Khu tự quản đã bị bãi bỏ

[sửa | sửa mã nguồn]
Vườn quốc gia Veluwezoom
Phong cảnh gần Putten
Dodewaard

Những khu tự quản này đã được sáp nhập vào các khu xung quanh:

Những khu tự quản này đã được sáp nhập và đổi tên:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Geldersche volksalmanak Volumes 21-22; Nijhoff & son; 1855

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]