[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Cổ Triều Tiên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cổ Triều Tiên
Tên bản ngữ
  • 고조선 (古朝鮮)
2333 TCN (?)/thế kỷ 5 TCN–108 TCN
Bản đồ Đông Bắc Á vào cuối thế kỷ thứ II - đầu thế kỷ thứ I TCN cho thấy lãnh thổ của Cổ Triều Tiên (Gojoseon)
Bản đồ Đông Bắc Á vào cuối thế kỷ thứ II - đầu thế kỷ thứ I TCN cho thấy lãnh thổ của Cổ Triều Tiên (Gojoseon)
Thủ đôVương Hiểm thành
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Triều Tiên cổ
Tôn giáo chính
Vu giáo
Chính trị
Chính phủQuân chủ chuyên chế
Vua 
• 2333 TCN (?) - ?
Đàn Quân (vua truyền thuyết)
• ? - 194 TCN
Chuẩn Vương
• 194 TCN - ?
Vệ Mãn
• ? - 108 TCN
Hữu Cừ Vương
Lịch sử
Thời kỳCổ đại
• Huyền thoại lập quốc
2333 TCN (?)/thế kỷ 5 TCN
• Vương Hiểm thành thất thủ
108 TCN
Kế tục
Phù Dư Quốc
Tam Hàn


Một phần của loạt bài về
Lịch sử Triều Tiên
Cung Gyeongbok, Seoul
Tiền sử
Thời kỳ Trất Văn (Jeulmun)
Thời kỳ Vô Văn (Mumun)
Cổ Triều Tiên ?–108 TCN
Vệ Mãn Triều Tiên 194–108 TCN
Tiền Tam Quốc 300–57 TCN
Phù Dư, Cao Câu Ly, Ốc Trở, Đông Uế
Thìn Quốc, Tam Hàn (, Biện, Thìn)
Tam Quốc 57 TCN–668
Tân La 57 TCN–935
Cao Câu Ly 37 TCN–668
Bách Tế 18 TCN–660
Già Da 42–562
Nam-Bắc Quốc 698–926
Tân La Thống Nhất 668–935
Bột Hải 698–926
Hậu Tam Quốc 892–936
Tân La, Hậu Bách Tế, Hậu Cao Câu Ly, Hậu Sa Bheor
Triều đại Cao Ly 918–1392
Triều đại Triều Tiên 1392–1897
Đế quốc Đại Hàn 1897–1910
Triều Tiên thuộc Nhật 1910–1945
Chính phủ lâm thời 1919–1948
Phân chia Triều Tiên 1945–nay
CHDCND Triều Tiên
Đại Hàn Dân Quốc
1948-nay
Theo chủ đề
Niên biểu
Danh sách vua
Lịch sử quân sự

Cổ Triều Tiên là tên gọi cho một quốc gia quân chủ cổ đại và đầu tiên của người Triều Tiên tại trên Bán đảo Triều Tiên xuất hiện vào khoảng thế kỷ 5 TCN trên địa bàn lưu vực sông Liêu - Đông Bắc Trung Quốc và Tây Bắc bán đảo Triều Tiên. Các nước này là Đàn Quân Triều Tiên, Cơ Tử Triều TiênVệ Mãn Triều Tiên, tương ứng với 3 thời kỳ riêng biệt nối tiếp nhau. Hai thời kỳ đầu được nhắc đến trong truyền thuyết, song chưa có bằng chứng khoa học lịch sử nào khẳng định. Giữa các học giả còn nhiều bất đồng về khái niệm Cổ Triều Tiên. Tam quốc di sự, một tài liệu thời Cao Ly thế kỷ 13 ghi chép các truyền thuyết của dân tộc Triều Tiên đã dùng từ "Cổ Triều Tiên" để chỉ thời kỳ Cơ Tử Triều Tiên và thời kỳ Vệ Mãn Triều Tiên. Ngày nay, ở Hàn QuốcCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, cách gọi Cổ Triều Tiên để chỉ thời kỳ Đàn Quân Triều Tiên phổ biến hơn.

Hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Cổ Triều Tiên xuất hiện vào khoảng thế kỉ 5 TCN trên địa bàn lưu vực sông Liêu - Đông Bắc Trung Quốc và Tây Bắc bán đảo Triều Tiên.Cuối thế kỉ 3 TCN, vua nước Cổ Triều Tiên là Phủ lên ngôi, tiếp đó con trai là Chuẩn lên ngôi. Ở thời Chuẩn, cư dân các nước Tề, Yên, Triệu không chịu nổi ách thống trị nhà Tần đã chạy sang Triều Tiên. Họ đã cư trú lưu vong bên miền Tây nước Cổ Triều Tiên.

Ở Cổ Triều Tiên, dưới vua có các chức quan như Tướng quốc, Đại phu, Bác sĩ, Tướng quân, có đội quân khá đông đảo tới mấy vạn người, đã từng đánh nhau với nước Yên của Trung Quốc.

Nước Cổ Triều Tiên có bộ luật 8 điều gồm một số điều sau:

  • Giết người bị tử hình.
  • Làm người khác bị thương phải đền bằng thóc.
  • Phạm tội trộm cắp bị biến thành nô lệ, muốn thoát khỏi thân phận nô lệ phải chuộc bằng khoản tiền lớn.

Đầu thế kỉ 2 TCN, quý tộc nước Yên là Vệ Mãn đem 1 000 người chạy sang cư trú ở miền Tây Cổ Triều Tiên. Vệ Mãn không ngừng chuẩn bị lực lượng. Vào năm 194 TCN, Vệ Mãn tấn công Vương Hiểm thành, lật đổ Chuẩn, lên làm vua Cổ Triều Tiên lập ra Vệ Mãn Triều Tiên.

Chuẩn chạy xuống nước Thìn Quốc và xây dựng tại đây một nước nhỏ phụ thuộc vào Thìn Quốc, tự xưng là Hàn Vương. Sau khi Chuẩn chết, nước này sáp nhập vào Thìn Quốc.

Năm 108 TCN, Hán Vũ Đế của Nhà Hán Trung Quốc đem quân xâm lược Cổ Triều Tiên, đặt ách thống trị và chia nước này thành 4 quận là Lạc Lãng, Chân Phiên, Huyền ThổLâm Đồn.

Đến năm 82 TCN, nhân dân các dân tộc Triều Tiên nổi dậy đấu tranh giành lại độc lập, buộc quân Hán rút khỏi 3 quận, nhà Hán chỉ còn khống chế được một số khu vực của Lạc Lãng.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • "Lịch sử thế giới trung đại" - Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La - Nhà xuất bản.Giáo dục.