[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Cá thu ngàng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cá thu ngàng
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Scombriformes
Họ: Scombridae
Tông: Scomberomorini
Chi: Acanthocybium
Gill, 1862
Loài:
A. solandri
Danh pháp hai phần
Acanthocybium solandri
(Cuvier in Cuvier and Valenciennes, 1832)[2]
Các đồng nghĩa[3]
  • Cybium solandri Cuvier, 1832
  • Jordanidia solandri (Cuvier, 1832)
  • Cybium sara Lay & Bennett, 1839
  • Acanthocybium sara (Lay & Bennett, 1839)
  • Cybium petus Poey, 1860
  • Acanthocybium petus (Poey, 1860)
  • Cybium verany Döderlein, 1872
  • Acanthocybium forbesi Seale, 1912
  • Scomber amarui Curtiss, 1938

Cá thu ngàng (Danh pháp khoa học: Acanthocybium solandri), hay còn gọi là cá thu hũ, cá wahoo, là một loài cá trong họ Cá thu ngừ phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đại Tây Dương, Thái bình Dương, Ấn Độ Dương, biển Caribê và Địa Trung Hải. Phân bố Việt Nam tại vùng biển miền Trung và Đông Nam bộ. Đây là một loài cá có giá trị kinh tế. Tên thường gọi tiếng Việt: cá thu ngàng, cá thu. Tên thường gọi tiếng Anh Wahoo, Kinkfish, Peto, Guarapucu, Ono, Thazard Batard. Tên gọi tiếng Pháp Thazard-bâtard. Tên gọi tiếng Nhật: Kamasu-sawara. Tên gọi tiếng Hàn Quốc Mae-ji-bang-o.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Về bề ngoài, cá thu ngàng có thân hình thoi, rất dài, hơi bị nén lại. Kích thước chúng dài đến 250 cm, mũi dài đây là loài cá có mũi dài gần bằng 50% chiều dài cả đầu, không những dài mũi chúng còn nhọn, phía sau của xương hàm trên bị che, răn khỏe, thân dẹp bên, hình tam giác, chúng không có lược mang. Về màu sắc, chúng có ánh xanh lá cây hơi xanh da trời óng ánh ở lưng, hai bên trắng bạc có 24–30 đường sọc màu xanh thẫm, một số sọc ghép lại hoặc hình chữ Y. Cá tươi có thịt rất ngon và giàu chất dinh dưỡng. Khi chúng chết, màu sắc của cơ thể phai rất nhanh.

Về cấu trúc, chúng có thân rất dài, hình thoi và hơi dẹt bên. Miệng rộng răng khỏe, nhọn, xếp thành hàng. Hai vây lưng, vây thứ nhất có 23-27 tia cứng, vây thứ hai có 12-16 tia mềm và sau đó là 8-9 vây phụ. Vây hậu môn có 12-14 tia mềm và sau đó là 9 vây phụ. Thân phủ vảy nhỏ. Lưng màu xanh xám, hai bên thân màu bạc, có 24-30 sọc màu cô ban, đôi khi sọc chập đôi hoặc hình chữ Y. Kích cỡ khai thác 800–1000mm.

Tập tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Sống ở đại dương, thường xa bờ, độ sâu 0 – 15 mét. Sống ở các biển nhiệt đới. Là loài cá nổi đại dương thường sống đơn độc hoặc một số ít tụ tập lỏng lẻo hơn là tạo thành đàn lớn. Ăn mực ống. Cá Thu Ngàng là loài cá có tốc độ chạy thuộc hàng nhanh nhất đại dương (97 km/h).

Khai thác

[sửa | sửa mã nguồn]

Nó là cá câu thể thao ở một số khu vực. Được bán dưới dạng tươi, ướp muối hoặc miếng tẩm gia vị, cũng được đông lạnh. Ở Việt Nam, cá thu ngàng được khai thác quanh năm, chính vụ từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau tại các vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ bằng ngư cụ lưới rê, câu. Kích thước khai thác từ 800-1000mm. Dạng sản phẩm của chúng có thể ăn tươi, chế biến phi lê, phơi khô, đóng hộp.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Collette, B.; Acero, A.; Amorim, A.F.; Boustany, A.; Canales Ramirez, C.; Cardenas, G.; Carpenter, K.E.; de Oliveira Leite Jr.; N.; Di Natale, A.; Die, D.; Fox, W.; Fredou, F.L.; Graves, J.; Guzman-Mora, A.; Viera Hazin, F.H.; Hinton, M.; Juan Jorda, M.; Kada, O.; Minte Vera, C.; Miyabe, N.; Montano Cruz, R.; Nelson, R.; Oxenford, H.; Restrepo, V.; Salas, E.; Schaefer, K.; Schratwieser, J.; Serra, R.; Sun, C.; Teixeira Lessa, R.P.; Pires Ferreira Travassos, P.E.; Uozumi, Y.; Yanez, E. (2011). Acanthocybium solandri. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2011: e.T170331A6750961. doi:10.2305/IUCN.UK.2011-2.RLTS.T170331A6750961.en. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Cuvier G. & Valenciennes A. (January 1832). Histoire naturelle des poissons. Tome huitième. Livre neuvième. Des Scombéroïdes. Historie naturelle des poissons. v. 8: i-xix + 5 pp. + 1-509, Pls. 209-245. [Cuvier authored pp. 1-470; Valenciennes 471-509. Date of 1831 on title page. i-xv + 1-375 in Strasbourg edition.]
  3. ^ Froese Rainer, và Daniel Pauly (chủ biên) (2018). Acanthocybium solandri trong FishBase. Phiên bản February 2018.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Zischke, Mitchell T.; Griffiths, Shane P.; Tibbetts, Ian R. (ngày 22 tháng 5 năm 2013). “Rapid growth of wahoo (Acanthocybium solandri) in the Coral Sea, based on length-at-age estimates using annual and daily increments on sagittal otoliths”. ICES journal of marine science. 20 (6): 1128–1139. doi:10.1093/icesjms/fst039. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  • Zischke, Mitchell T.; Farley, Jessica H.; Griffiths, Shane P.; Tibbetts, Ian R. (tháng 12 năm 2013). “Reproductive biology of wahoo, Acanthocybium solandri, off eastern Australia”. Reviews in Fish Biology and Fisheries. 23 (4): 491–506. doi:10.1007/s11160-013-9304-z. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  • Fenner, Robert M.: The Conscientious Marine Aquarist. Neptune City, Nueva Jersey, Estados Unidos: T.F.H. Publications, 2001.
  • Helfman, G., B. Collette y D. Facey: The diversity of fishes. Blackwell Science, Malden, Massachusetts, Estados Unidos, 1997.
  • Hoese, D.F. 1986:. A M.M. Smith y P.C. Heemstra (eds.) Smiths' sea fishes. Springer-Verlag, Berlín, Alemania.
  • Maugé, L.A. 1986. A J. Daget, J.-P. Gosse y D.F.E. Thys van den Audenaerde (eds.) Check-list of the freshwater fishes of Africa (CLOFFA). ISNB Bruselas; MRAC, Tervuren, Flandes; y ORSTOM, París, Francia. Vol. 2.
  • Moyle, P. y J. Cech.: Fishes: An Introduction to Ichthyology, 4a. edición, Upper Saddle River, Nueva Jersey, Estados Unidos: Prentice-Hall. Año 2000.
  • Nelson, J.: Fishes of the World, 3a. edición. Nueva York, Estados Unidos: John Wiley and Sons. Año 1994.
  • Wheeler, A.: The World Encyclopedia of Fishes, 2a. edición, Londres: Macdonald. Año 1985.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]