[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Biểu đồ QAPF

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Biểu đồ QAPF dùng phân loại các đá magma xâm nhập

Biểu đồ QAPF là một biểu đồ tam giác đôi được sử dụng để phân loại các đá mácma dựa trên thành phần khoáng vật. QAPF là chữ viết tắt của Quartz (thạch anh), (Akali feldspar), Plagioclase, Feldspathoid. Đây là các nhóm khoáng vật được sử dụng để phân loại trong biểu đồ QAPF. Tỷ lệ Q, A, P và F được đơn giản hóa, tức được tính toán lại sao cho tổng của chúng là 100%.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu đồ QAPF được Hiệp hội Địa chất thế giới (IUGS) đề xuất: Subcommission on the Systematics of Igneous Rocks. Biểu đồ được hầu hết các nhà địa chất trên thế giới đồng ý sử dụng trong việc phân loại các đá mácma đặc biệt đối với các đá xâm nhập.

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu đồ QAPF được sử dụng chủ yếu để phân loại các đá mácma xâm nhập (đá hiển tinh) (hình 1), nhưng cũng được sử dụng để phân loại các đá phun tràp (hình 2) nếu các thành phần khoáng vật học trong mô hình được xác định. Biểu đồ QAPF không được áp dụng để phân loại các đá mảnh vụn hoặc đá núi lửa nếu các thành phần khoáng vật mô hình không được xác định thay vào đó người ta sử dụng phân loại TAS (Total-Alkali-Silica). TAS cũng được sử dụng để phân loại nếu đá núi lửa chứa thủy tinh núi lửa (như obsidian). Biểu đồ QAPF cũng không được sử dụng nếu các khoáng vật mafic chiếm hơn 90% thành phần của đá (như peridotitpyroxenit).

Tên chính xác của đá chỉ có thể được xác định nếu thành phần khoáng vật biết được, mà thành phần này không thể xác định ngoài thực địa. Tuy nhiên, việc phân loại ngoài thực địa (hình 3 và 4) cũng được sử dụng với phương cách đơn giản hơn hình 1 và 2.

Cách đọc

[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu đồ QAPF bao gồm 4 khoáng vật hoặc nhóm khoáng vật. Chúng là thạch anh (Q), Alkali felspat (A), plagioclase felspat (P), và feldspathoid (F), bốn loại đá quan trọgn được chọn để đặt ở các góc. F và Q vì lý do hoá học không thể cùng tồn tại trong một đá macma xâm nhập. Các loại khoáng vật khác có thể và gần như chắc chắn xuất hiện ở các loại đá này những chúng không có tầm quan trọng trong bảng phân loại này. Vì thế, biểu đồ bao gồm hai phần hình tam giác (QAP và FAP). Để dùng biểu đồ, nồng độ của các khoáng vật này phải được xác định và tổng của chúng phải bằng 100%. Ví dụ: một đá macma xâm nhập không chứa alkali felspat và không có feldspathoid nhưng chứa rất nhiều pyroxen (bị bỏ qua trong biểu đồ này), tinh thể plagioclase felspat và một ít thạch anh có thể là gabro (ở góc phải của biểu đồ, gần P). Biểu đồ này không xác định một loại đá là gabro, diorit, hay anorthosit. Có một tiêu chí khác được sử dụng để xác định. Lưu ý rằng biểu đồ này không áp dụng được cho tất cả các loại đá macma xâm nhập. đá siêu mafic là loại đá quan trọng nhất mà có một bảng phân loại riêng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Streckeisen, A. L., 1974. Classification and Nomenclature of Plutonic Rocks. Recommendations of the IUGS Subcommission on the Systematics of Igneous Rocks. Geologische Rundschau. Internationale Zeitschrift für Geologie. Stuttgart. Vol.63, p. 773-785.
  • Streckeisen, A. L., 1978. IUGS Subcommission on the Systematics of Igneous Rocks. Classification and Nomenclature of Volcanic Rocks, Lamprophyres, Carbonatites and Melilite Rocks. Recommendations and Suggestions. Neues Jahrbuch für Mineralogie, Abhandlungen, Vol. 141, 1-14.
  • Le Maitre,R.W. 2002. Igneous Rocks: A Classification and Glossary of Terms: Recommendations of International Union of Geological Sciences Subcommission on the Systematics of Igneous Rocks. Cambridge University Press, 236pp.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]