[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Arecolin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Arecolin
Dữ liệu lâm sàng
Mã ATC
  • none
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
  • không kiểm soát
Các định danh
Tên IUPAC
  • Methyl 1-methyl-1,2,5,6-tetrahydropyridine-3-carboxylate
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.000.514
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC8H13NO2
Khối lượng phân tử155,194
Mẫu 3D (Jmol)
Tỉ trọng1,0495 g/cm3
Điểm sôi209 °C (408 °F)
SMILES
  • O=C(OC)C=1CN(C)CCC=1
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C8H13NO2/c1-9-5-3-4-7(6-9)8(10)11-2/h4H,3,5-6H2,1-2H3 ☑Y
  • Key:HJJPJSXJAXAIPN-UHFFFAOYSA-N ☑Y
 KhôngN☑Y (what is this?)  (kiểm chứng)

Arecolin là một alkaloid gốc acid nicotinic được tìm thấy trong quả cau (Areca catechu),[1] ở mức 0,1-0,5%.[2] Nó là một chất lỏng không mùi, nhớt như dầu. Là methyl este của arecaidin, nó được Ernst Jahn cô lập lần đầu tiên năm 1888. Nó có thể mang lại cảm giác hưng phấn và thư giãn.

Tính chất hóa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Arecolin là một base, và acid liên hợp của nó có pKa ~ 6,8.[3] Arecolin là chất dễ bay hơi trong hơi nước, có thể trộn lẫn với phần lớn các dung môi hữu cơ và nước, nhưng có thể chiết ra khỏi nước bằng ete với sự có mặt của các muối hòa tan. Là một base, arecolin tạo thành muối với các acid. Các muối này kết tinh, nhưng thường bị chảy rữa: hydroclorua, arecolin•HCl, tạo thành các tinh thể hình kim nóng chảy ở 158 °C;[3] hydrobromua, arecolin•HBr, tạo thành các tinh thể lăng trụ thanh mảnh nóng chảy ở 177–179 °C từ rượu nóng; auriclorua, arecolin•HAuCl4, là một chất lỏng như dầu, nhưng platiniclorua, arecolin2•H2PtCl6 nóng chảy ở 176 °C, kết tinh từ nước thành các tinh thể hình hộp mặt thoi màu cam đỏ. Methiodua tạo thành các lăng trụ lướt nóng chảy ở 173-174 °C.

Tác động sinh học

[sửa | sửa mã nguồn]
Cây cau với quả chứa arecolin.[4]
Bán cau ở Đông Timor.

Trong nhiều nền văn hóa châu Á, quả cau được bổ thành các miếng nhỏ để nhai cùng lá trầu khôngvôi để có các tác động kích thích.[5] Arecolin là thành phần hoạt động chính gây ra các tác động lên hệ thần kinh trung ương của quả cau. Arecolin từng được so sánh với nicotin; tuy nhiên, nicotin tác động chủ yếu lên thụ quan acetylcholin nicotin. Arecolin được biết đến như là chất hoạt hóa một phần của các thụ quan acetylcholin muscarin M1, M2, M3 và M4,[1][6][7][8] mà người ta tin là nguyên nhân chủ yếu của các tác động đối giao cảm của nó (như co thắt đồng tử, co thắt phế quản v.v…).

LD50: 100 mg/kg, tiêm dưới da ở chuột nhắt.[3]

Khoa học hiện đại cho rằng nhai trầu cau có thể gây ung thư. Các nghiên cứu gợi ý rằng điều này có lẽ một phần là do arecolin, mặc dù cũng có thể là do các thành phần khác có trong quả cau, với một số là các tiền chất tạo ra các nitrosamin hình thành trong miệng khi nhai.[9]

Các độc tố khác tác động lên các thụ quan acetylcholin còn có: anatoxin-a của một số vi khuẩn lam, coniin của sâm độc, cytisin của đậu độc, epibatidin của ếch phi tiêu độcnhựa độc cura.[10][11][12][13][14]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Do các tính chất kích hoạt muscarin và nicotin của nó, arecolin được chứng minh là có khả năng cải thiện khả năng học tập của những tình nguyện viên mạnh khỏe. Do một trong các dấu hiệu xác nhận bệnh Alzheimer là suy giảm nhận thức, nên arecolin từng được đề xuất như là một liệu pháp điều trị để làm chậm quá trình này và trên thực tế arecolin truyền tĩnh mạch thể hiện sự cải thiện trí nhớ về lời nói và không gian ở mức vừa phải ở các bệnh nhân Alzheimer, mặc dù các tính chất có thể gây ung thư của arecolin,[15] làm cho nó không phải là dược phẩm được lựa chọn đầu tiên cho bệnh thoái hóa này.[16]

Arecolin cũng từng được sử dụng trong thú y như là một loại thuốc trị giun (thuốc chống lại giun ký sinh).[17][18]

Khi dùng làm dược phẩm, nó luôn ở dạng muối hydrobromua hay hydroclorua. Dạng muối khó hấp thụ là arecolinacetarsol (C
8
H
13
NO
2
C
8
H
10
AsNO
5
) cũng đã từng được sử dụng.[19]

Tổng hợp

[sửa | sửa mã nguồn]

Phương pháp tổng hợp diễn ra theo vài bước, từ formaldehyd, methylaminacetaldehyd.[20]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Ghelardini C., Galeotti N., Lelli C., Bartolini A. (2001). “Arecoline M1 receptor activation is a requirement for arecoline analgesia”. Farmaco. 56 (5–7): 383–385. doi:10.1016/S0014-827X(01)01091-6. hdl:2158/327019. PMID 11482763.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Trang 243 trong Baron Ernst von Bibra, 1995. Plant intoxicant: A classic text on the use of mind-altering plants. Healing Arts Press, Rochester, Vermont. ISBN 0892814985. Hedwig Schleiffer dịch sang tiếng Anh từ sách Die narkotischen Genußmittel und der Mensch của Wilhelm Schmid, Nuremburg, 1855.
  3. ^ a b c The Merck Index, ấn bản 10. (1983) tr.113, Rahway: Merck & Co.
  4. ^ Peter Nuhn, 1997. Naturstoffchemie: Mikrobielle, pflanzliche, und tierische Naturstoffe. Hirzel Wissenschaftliche Verlagsgesellschaft, Stuttgart, ấn bản mới lần 3, 766 trang, ISBN 3777606138, ISBN 9783777606132.
  5. ^ Gupta Prakash Chandra; Ray Cecily S. (tháng 7 năm 2004). “Epidemiology of betel quid usage” (PDF). Ann. Acad. Med. Singap. 33 (4 Suppl): 31–36. PMID 15389304. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2009.
  6. ^ K. C. Raffaele, A. Berardi, P. P. Morris, S. Asthana, J. V. Haxby, M. B. Schapiro, S. I. Rapoport, T. T. Soncrant, 1991. Effects of acute infusion of the muscarinic cholinergic agonist arecoline on verbal memory and visuo-spatial function in dementia of the Alzheimer type. Trong: Progress in neuro-psychopharmacology & biological psychiatry. 15(5): 643–648, PMID 1956992.
  7. ^ Yang Y. R., Chang K. C., Chen C. L., Chiu T. H. (2000). “Arecoline excites rat locus coeruleus neurons by activating the M2-muscarinic receptor”. Chin. J. Physiol. 43 (1): 23–28. PMID 10857465.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ Xie D. P., Chen L. B., Liu C. Y., Zhang C. L., Liu K. J., Wang P. S. (2004). “Arecoline excites the colonic smooth muscle motility via M3 receptor in rabbits”. Chin. J. Physiol. 47 (2): 89–94. PMID 15481791.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ International Agency for Research on Cancer (2005). Betel-quid and areca-nut chewing. IARC Monograph 85-6 (PDF). IARC. ISBN 978-92-832-1285-0.
  10. ^ R. Aráoz, J. Molgó, N. Tandeau de Marsac, 2010. Neurotoxic cyanobacterial toxins. Toxicon 56(5): 813–828, doi:10.1016/j.toxicon.2009.07.036, PMID 19660486.
  11. ^ B. T. Green, S. T. Lee, K. D. Welch, J. A. Pfister, K. E. Panter, 2013. Fetal muscle-type nicotinic acetylcholine receptor activation in TE-671 cells and inhibition of fetal movement in a day 40 pregnant goat model by optical isomers of the piperidine alkaloid coniine. The Journal of Pharmacology and Experimental Therapeutics. 344(1): 295–307, doi:10.1124/jpet.112.199588, PMID 23086230.
  12. ^ R. L. Papke, F. Ono, C. Stokes, J. M. Urban, R. T. Boyd, 2012. The nicotinic acetylcholine receptors of zebrafish and an evaluation of pharmacological tools used for their study. Biochemical Pharmacology 84(3): 352–365, doi:10.1016/j.bcp.2012.04.022, PMID 22580045, Toàn văn tại PMC: 3372685.
  13. ^ V. Gerzanich, X. Peng, F. Wang, G. Wells, R. Anand, S. Fletcher, J. Lindstrom, 1995. Comparative pharmacology of epibatidine: a potent agonist for neuronal nicotinic acetylcholine receptors. Molecular Pharmacology 48(4): 774–782, PMID 7476906.
  14. ^ A. Trautmann, 1982. Curare can open and block ionic channels associated with cholinergic receptors. Nature 298(5871): 272–275, doi:10.1038/298272a0, PMID 6283380.
  15. ^ Saikia J. R., Schneeweiss F. H., Sharan R. N. (1999). “Arecoline-induced changes of poly-ADP-ribosylation of cellular proteins and its influence on chromatin organization”. Cancer Letters. 139 (1): 59–65. doi:10.1016/S0304-3835(99)00008-7. PMID 10408909.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  16. ^ Christie J. E., Shering A., Ferguson J. (1981). “Physostigmine and arecoline: effects of intravenous infusions in Alzheimer's presenile dementia”. British Journal of Psychiatry. 138 (1): 46–50. doi:10.1192/bjp.138.1.46. PMID 7023592.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  17. ^ Yusuf H., Yong S. L. (2002). “Oral submucous fibrosis in a 12-year-old Bangladeshi boy: a case report and review of literature”. International Journal of Paediatric Dentistry. 12 (4): 271–276. doi:10.1046/j.1365-263X.2002.00373.x. PMID 12121538.
  18. ^ G. W. A. Milne (ngày 2 tháng 9 năm 2005). Gardner's Commercially Important Chemicals: Synonyms, Trade Names, and Properties. John Wiley & Sons. tr. 44–. ISBN 978-0-471-73661-5.
  19. ^ W. Löscher, F.R. Ungemach & R. Kroker Pharmakotherapie bei Haus und Nutztieren trong W. Löscher, H. Potschka, A. Richter (chủ biên). Ấn bản lần thứ 9, cập nhật và mở rộng. 736 trang. Enke bei Thieme (Verlag). 2014. trang 384. ISBN 9783830412502.
  20. ^ The Alkaloids: Chemistry and Physiology V1: Chemistry and Physiology. Academic Press. ngày 1 tháng 1 năm 1965. tr. 174. ISBN 978-0-08-086525-6.

Bản mẫu:Stimulants Bản mẫu:Acetylcholine receptor modulators