[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Ahhotep I

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ahhotep I
Vương hậu của Ai Cập
Người vợ vĩ đại của Pharaoh
Vương hậu nhiếp chính
Nhẫn của Ahhotep I
Thông tin chung
An tángTT320 ?
Hôn phốiSeqenenre Tao
Hậu duệAhmose I
Ahmose-Nefertari
Tên riêng
Ahhotep
iaHR4
t p
Thân phụSenakhtenre Ahmose
Thân mẫuTetisheri

Ahhotep I (được đọc là Ahhotpe hay Aahhotep, nghĩa là "Hòa bình của Mặt Trăng"), là một Vương hậu của Ai Cập cổ đại, bà sống vào khoảng những năm 1560 TCN đến 1530 TCN, rơi vào đầu thời Tân Vương quốc Ai Cập.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Ahhotep I là con gái của pharaon Senakhtenre Ahmose và vương hậu Tetisheri. Bà cũng là chị em ruột và là phối ngẫu chính thức của pharaon Seqenenre Tao. Bà là mẹ đẻ của:

Ahhotep I cũng có thể là mẹ của những người con dưới đây:

  • Vương tử Ahmose-Sipair (Sapair), không rõ là con của Seqenenre Tao hay Ahmose I. Xác ướp của một đứa trẻ khoảng chừng 5, 6 tuổi trong ngôi mộ TT320 được cho là của Sapair[1][2].
  • Vương tử Binpu, mất sớm, chỉ được đề cập duy nhất trên một phù điêu tại Deir el-Medina[3].
  • Công chúa Ahmose-Henutemipet, thứ phi của Ahmose I, chết ở tuổi già, xác ướp tìm thấy tại ngôi mộ TT320[4][5].
  • Công chúa Ahmose-Nebetta, thứ phi của Ahmose I. Tên của công chúa được biết qua bức phù điêu trong ngôi mộ TT359, trên tượng của một hoàng tử Ahmose và của công chúa[4][5].
  • Công chúa Ahmose-Tumerisy, mang danh hiệu "Con gái của Vua" và "Chị em của Vua", xác ướp tìm thấy tại Sheikh Abd el-Qurna (bờ tây sông Nin)[4][5]. Nhiều người cho rằng, Tumerisy là con gái của vua Amenhotep I, mặc dù ông này được cho là không có con[2][6].
  • Pharaon Kamose, có thể là anh em với cả Ahhotep và Seqenenre.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]
Trang[liên kết hỏng] sức và vũ khí có mang tên của Ahhotep I

Ahhotep I là một Vương hậu có thể đóng vai trò then chốt trong việc tạo lập Vương triều thứ 18. Bà là một Vương hậu chiến tranh, bà đã lãnh đạo quân đội chống lại người Hyksos và được chôn cất cùng những vũ khí tượng trưng và 3 cờ danh dự vốn được tặng thưởng cho những chiến tích quân sự đặc biệt. Nội dung các dòng chữ khắc trên một bia tưởng niệm Ahhotep I cho hay: "Bà là người đã hoàn thành các nghi lễ chăm lo cho Ai Cập... Bà đã quan tâm tới quân lính Ai Cập, bảo vệ đất nước. Bà cũng đưa những người lưu vong quay trở lại và tập hợp những kẻ đào tẩu. Bà đã bình định Thượng Ai Cập và trục xuất những kẻ phiến loạn"[7].

Ahhotep được nhắc đến trên bia CG 34003 của người cháu là Amenhotep I và trên tấm bia CG 34009 của tổng quản Iuf. Trên tấm bia của Iuf, ông có nhắc đến tên của Ahhotep và Vương hậu Ahmose (vợ của Thutmose I, kế vị Amenhotep I). Vì vậy Ahhotep được cho là qua đời ở tuổi khá thọ[8].

Không rõ nơi chôn cất ban đầu của Ahhotep I nhưng cỗ quan tài ngoài cùng của bà được phát hiện tại ngôi mộ TT320, được trang trí như của Ahmose-Nefertari và Ahmose-Meritamon (con gái riêng của Seqenenre)[8]. Tuy nhiên không tìm thấy xác ướp.

Phù điêu trong ngôi mộ TT359, mô tả chân dung của các pharaon, hậu phi, công chúa và hoàng tử. Ahhotep I là người thứ 3 từ phải sang, hàng trên.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Morris L. Bierbrier (2008), Historical Dictionary of Ancient Egypt, Nhà xuất bản Scarecrow Press, tr.8 ISBN 9780810862500
  2. ^ a b Margaret Bunson (2014), Encyclopedia of Ancient Egypt, Nhà xuất bản Infobase Publishing, tr.17-18 ISBN 9781438109978
  3. ^ Kathlyn M. Cooney & Richard Jasnow (2015), Joyful in Thebes: Egyptological Studies in Honor of Betsy M. Bryan, Nhà xuất bản ISD LLC, tr.425 ISBN 9781937040413
  4. ^ a b c Kathlyn M. Cooney & Richard Jasnow (2015), Joyful in Thebes: Egyptological Studies in Honor of Betsy M. Bryan, Nhà xuất bản ISD LLC, tr.412 (nói về các công chúa) ISBN 9781937040413
  5. ^ a b c Aidan Dodson & Dyan Hilton (2004), The Complete Royal Families of Ancient Egypt, Thames & Hudson, tr.128 ISBN 0-500-05128-3
  6. ^ Nigel Strudwick, Helen Strudwick (1999), Thebes in Egypt: A Guide to the Tombs and Temples of Ancient Luxor, Nhà xuất bản Cornell University Press, tr.126 ISBN 9780801436932
  7. ^ Dodson & Hilton, sđd
  8. ^ a b Ann Macy Roth (1999), The Ahhotep Coffins, Gold of Praise: Studies of Ancient Egypt in honor of Edward F. Wente