Adolf Fredrik của Thụy Điển
Adolf Fredrik | |
---|---|
Chân dung của Gustaf Lundberg | |
Quốc vương Thụy Điển | |
Tại vị | 25 tháng 3 năm 1751 - 12 tháng 2 năm 1771 (19 năm, 324 ngày) |
Đăng quang | 26 tháng 11 năm 1751 |
Tiền nhiệm | Fredrik I |
Kế nhiệm | Gustav III |
Thân vương Giám mục xứ Lübeck | |
Tại vị | 1727 – 1750 |
Tiền nhiệm | Karl August xứ Holstein-Gottorp |
Kế nhiệm | Friedrich August I xứ Oldenburg |
Thông tin chung | |
Sinh | 14 tháng 5 năm 1710 Gottorp, Schleswig, Công quốc Schleswig |
Mất | 12 tháng 2 năm 1771 Cung điện Stockholm, Stockholm, Thụy Điển | (60 tuổi)
Phối ngẫu | Luise Ulrike của Phổ (cưới 1744) |
Hậu duệ | Gustav III Karl XIII Fredrik Adolf, Công tước xứ Östergötland Sofia Albertina, Viện mẫu xứ Quedlinburg |
Hoàng tộc | Holstein-Gottorp |
Thân phụ | Christian August xứ Holstein-Gottorp, Thân vương xứ Eutin |
Thân mẫu | Albertina Friederike xứ Baden-Durlach |
Tôn giáo | Kháng cách |
Chữ ký |
Adolf Fredrik hay Adolph Frederick (tiếng Đức: Adolf Friedrich; 14 tháng 5 năm 1710 – 12 tháng 2 năm 1771) là Quốc vương Thụy Điển từ năm 1751 đến khi qua đời. Ông là con trai của Christian August xứ Holstein-Gottorp, Thân vương xứ Eutin và Albertina Friederike xứ Baden-Durlach và là bác của Yekaterina Đại đế.
Là vị quân chủ đầu tiên của Vương tộc Holstein-Gottorp, Adolf Fredrik là một vị vua yếu kém và được phong làm người đầu tiên kế vị ngai vàng sau thất bại của chính phủ nghị viện trong việc tái chiếm các tỉnh Baltic vào năm 1741–1743. Ngoài một vài nỗ lực của ông, được ủng hộ bởi các phe phái theo chủ nghĩa chuyên chế trong giới quý tộc nhằm tái lập lại chế độ quân chủ chuyên chế, Adolf Fredrik chỉ đơn thuần là người đứng đầu hiến pháp cho đến khi qua đời.
Triều đại của Adolf Fredrik chứng kiến một thời kỳ hòa bình kéo dài trong nội bộ. Tuy nhiên, nền tài chính bị đình trệ sau khi các học thuyết trọng thương do chính quyền đảng Hat theo đuổi thất bại. Chính quyền Hat kết thúc trong quốc hội 1765–1766, nơi phe đối lập là đảng Cap tiếp quản chính phủ và ban hành các cải cách hướng nhiều hơn tới chủ nghĩa tự do kinh tế, cũng như Đạo luật Tự do Báo chí. Đạo luật Tự do Báo chí trở nên độc nhất vào thời điểm đó vì nó hạn chế mọi hoạt động kiểm duyệt và chỉ duy trì các biện pháp trừng phạt đối với hành vi phỉ báng Quốc vương hoặc Giáo hội Thụy Điển.[1]
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Cha của Adolf Fredrik là Christian August (1673–1726)[2] là Công tước và Vương tử trẻ tuổi của Schleswig-Holstein-Gottorp, Thân vương Giám mục xứ Lübeck, và là người cai quản các Công quốc xứ Holstein-Gottorp cho người họ hàng là Karl Friedrich trong Đại chiến Bắc Âu.[3] Mẹ của Adolf Fredrik, Albertina Friederike xứ Baden-Durlach (1682–1755)[2] là hậu duệ triều đại trước đó của Thụy Điển, bà là chắt của Katarina của Thụy Điển, mẹ của Karl X của Thụy Điển. Về phía nhà ngoại, Adolf Fredrik là hậu duệ của Gustav Vasa và Christine Magdalena, chị gái Karl X.[4]
Triều đại
[sửa | sửa mã nguồn]Từ năm 1727 đến năm 1750, Adolf Fredrik là Thân vương Giám mục xứ Lübeck. Sau khi người anh họ là Karl Friedrich, Công tước xứ Holstein-Gottorp qua đời vào năm 1739, Adolf Fredrik trở thành người cai quản Holstein-Kiel khi con trai của Công tước là Karl Peter Ulrich còn nhỏ, người sau này trở thành Pyotr III của Nga.[5]
Năm 1743, Adolf Fredrik được phe Hat (tiếng Thụy Điển: Hattarna) bầu làm người thừa kế ngai vàng Thụy Điển. Phe Hat muốn có được địa vị tốt hơn tại Hiệp ước Åbo từ Nữ hoàng Elizaveta của Nga.[3] Adolf Fredrik kế vị ngai vàng Thụy Điển vào ngày 25 tháng 3 năm 1751.[6]
Trong suốt 20 năm trị vì, Adolf Fredrik chẳng hơn gì so với một vị vua bù nhìn trong khi quyền lực thực sự nằm trong tay Riksdag Estates, nơi thường trải qua các xung đột đảng phái. Ông đã hai lần cố gắng giải thoát mình khỏi sự giám hộ của các estates, lần đầu tiên là vào năm 1756. Được người vợ là Luise Ulrike của Phổ (em gái Friedrich Đại đế) thúc đẩy, Adolf Fredrik cố gắng giành lại một phần đặc quyền đã bị giảm bớt thông qua Đảo chính năm 1756 để bãi bỏ quyền cai trị của Riksdag Estates và tái lập chế độ quân chủ chuyên chế ở Thụy Điển, hậu quả là ông gần như mất ngai vàng. Lần thứ hai là vào cuộc khủng hoảng tháng 12 năm 1768, dưới sự chỉ đạo của con trai cả Gustav, Adolf Fredrik đã thành công trong việc lật đổ viện nguyên lão phe "Cap" (tiếng Thụy Điển: Mössorna) nhưng không tận dụng được chiến thắng của mình.[3][7]
Qua đời
[sửa | sửa mã nguồn]Adolf Fredrik đột ngột qua đời tại Stockholm vào ngày 12 tháng 2 năm 1771 với các triệu chứng giống như suy tim hoặc ngộ độc. Những câu chuyện phổ biến về cái chết của Nhà vua là do một bữa ăn lớn (bao gồm tôm hùm, trứng cá muối, dưa cải muối, cá trích hun khói và rượu sâm banh cũng như 14 phần tráng miệng yêu thích của ông là bánh ngọt semla và sữa nóng)[8][9] được coi là tuyên truyền theo các tác giả hiện đại.[10]
Sau khi Adolf Fredrik qua đời, con trai Gustav III lên nắm quyền vào năm 1772 trong một cuộc đảo chính quân sự và tái lập lại chế độ chuyên chế.[11]
Di sản
[sửa | sửa mã nguồn]Adolf Fredrik được coi là bị lệ thuộc vào người khác, một nhà cai trị yếu đuối và thiếu đi tài năng của một chính khách. Tuy nhiên, ông được cho là một người chồng tốt, một người cha chu đáo và là một người chủ dịu dàng với những người hầu cận. Adolf Fredrik có năng khiếu khoa học và đặc biệt quan tâm đến thiên văn học, cũng như năng khiếu về các vấn đề quân sự và âm nhạc. Trò tiêu khiển yêu thích của ông là làm đồ gỗ, đặc biệt là làm hộp đựng thuốc hít mà ông dành rất nhiều thời gian để làm. Lòng hiếu khách và sự thân thiện của Adolf Fredrik được chứng kiến bởi nhiều người đã vô cùng thương tiếc Nhà vua khi ông qua đời.[12]
Con cái
[sửa | sửa mã nguồn]Trong cuộc hôn nhân với Vương nữ Luise Ulrike của Phổ, Adolf Fredrik có năm người con:
- (Người con chết lưu) (18 tháng 2 năm 1745 tại Stockholm)
- Gustav III (1746–1792)
- Karl XIII (1748–1818)
- Fredrik Adolf (1750–1803)
- Sofia Albertina (1753–1829)
Với Jeanne Du Londel, Adolf Fredrik có một người con trai:
- Adolf Fredriksson (k. 1734-1771), Đại úy trong quân đội Thụy Điển.[13]
Với Marguerite Morel ông có một người con trai qua đời khi còn nhỏ:
- Frederici (k. 1761 - 1771)[14]
Adolf Fredrik có thể là cha đẻ của Lolotte Forssberg theo Ulla von Liewen, nhưng điều này chưa bao giờ được xác nhận.[15]
Tổ tiên
[sửa | sửa mã nguồn]Tổ tiên của Adolf Fredrik của Thụy Điển[16] |
---|
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Adolf Fredrik”. Nordisk familjebok. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019.
- ^ a b Encyclopædia Britannica (bằng tiếng Anh). 1 (ấn bản thứ 15). Encyclopædia Britannica. 1991. tr. 105. ISBN 9780852295298.
- ^ a b c Một hoặc nhiều câu trước bao gồm văn bản từ một ấn phẩm hiện thời trong phạm vi công cộng: Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Adolphus Frederick”. Encyclopædia Britannica. 1 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 211–212. This cites:
- R. Nisbet Bain, Gustavus III. and his Contemporaries, tập i. (London, 1895).
- ^ Nina Ringbom. “Kristina Magdalena av Pfalz-Zweibrücken”. historiesajten.se. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019.
- ^ “Peter III”. Saint-Petersburg.Com. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019.
- ^ “Hattpartiet, Hattarna”. Nordisk familjebok. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019.
- ^ “Mösspartiet, Mössorna”. Nordisk familjebok. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019.
- ^ “The lowdown on Sweden's best buns”. The Local. tháng 2 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2008.
- ^ Carlstedt, Magnus. “Hetvägg”. semlor.nu. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019.
- ^ Such as Claes Rainer 2021 in Sofia Magdalena : kärlek, revolutioner och mord ISBN 9789198624915 pp. 152-153
- ^ “Gustav III (January 24, 1746 – March 29, 1792)”. European Royal History. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019.
- ^ Book listed at LIBRIS p. 209
- ^ Rainer, Claes (2019). Lovisa Ulrika: konst och kuppförsök. Stockholm: Bokförlaget Langenskiöld
- ^ Gunilla Roempke (1994). Gunilla Roempke. ed. Vristens makt – dansös i mätressernas tidevarv (Sức mạnh của mắt cá chân - vũ công trong thời đại của các tình nhân hoàng gia) Stockholm: Stockholm Fischer & company. ISBN 91-7054-734-3
- ^ af Klercker, Cecilia, ed. Hedvig Elisabeth Charlottas dagbok [Nhật ký của Hedvig Elizabeth Charlotte] (bằng tiếng Thụy Điển). VI 1797-1799. (1927) Dịch bởi Cecilia af Klercker. Stockholm: P.A. Norstedt & Söners förlag. pp. 290–291
- ^ Genealogie ascendante jusqu'au quatrieme degre inclusivement de tous les Rois et Princes de maisons souveraines de l'Europe actuellement vivans [Genealogy up to the fourth degree inclusive of all the Kings and Princes of sovereign houses of Europe currently living] (bằng tiếng Pháp). Bourdeaux: Frederic Guillaume Birnstiel. 1768. tr. 28.