Acid sulfamic
Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. (tháng 7 2018) |
Acid sulfamic | |||
---|---|---|---|
| |||
Tautomerism of sulfamic acid | |||
Danh pháp IUPAC | Sulfamic acid | ||
Nhận dạng | |||
Số CAS | |||
PubChem | |||
Số EINECS | |||
ChEBI | |||
ChEMBL | |||
Số RTECS | WO5950000 | ||
Ảnh Jmol-3D | ảnh | ||
SMILES | đầy đủ
| ||
InChI | đầy đủ
| ||
Thuộc tính | |||
Công thức phân tử | H3NSO3 | ||
Khối lượng mol | 97.10 g/mol | ||
Bề ngoài | tinh thể màu trắng | ||
Khối lượng riêng | 2.15 g/cm³ | ||
Điểm nóng chảy | 205 °C (478 K; 401 °F) phân hủy | ||
Điểm sôi | |||
Độ hòa tan trong nước | Trung bình, điện ly chậm | ||
Độ hòa tan | Tan trung bình trong DMF, tan ít trong MeOH, không tan trong hydrocarbon | ||
Độ axit (pKa) | 1.0[1] | ||
Các nguy hiểm | |||
Phân loại của EU | Gây khó chịu (Xi) | ||
Chỉ dẫn R | R36/38 R52/53 | ||
Chỉ dẫn S | S2 S26 S28 S61 | ||
Các hợp chất liên quan | |||
Cation khác | Amoni sulfamate | ||
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Axit sulfamic, các tên khác: axit amidosulfonic, axit amidosulfuric, axit aminosulfonic, và axit sulfamidic, là một hợp chất với công thức hóa học H3NSO3. Hợp chất không màu, hòa tan trong nước này có nhiều ứng dụng. Axit sulfamic nóng chảy ở 205 °C trước khi phân hủy ở nhiệt độ cao hơn thành H2O, SO3, SO2, và N2.[2]
Axit sulfamic (H3NSO3) có thể được coi là một hợp chất trung gian giữa axit sulfuric (H2SO4) và sulfamide (H4N2SO2), thay thế một nhóm –OH với một nhóm –NH2 theo từng bước. Phép thế này không thể thực hiện tiếp mà không phải bẻ gãy nhóm –SO2. Sulfamat(e) là các dẫn xuất của axit sulfamic.
Sản xuất
[sửa | sửa mã nguồn]Axit sulfamic được sản xuất công nghiệp thông qua phản ứng giữa urê với hỗn hợp lưu huỳnh trioxit và axit sulfuric (oleum). Phản ứng xảy ra theo hai bước:
- OC(NH2)2 + SO3 → OC(NH2)(NHSO3H)
- OC(NH2)(NHSO3H) + H2SO4 → CO2 + 2 H3NSO3
Phương pháp này đã sản xuất ra khoảng 96,000 tấn axit sulfamic trong năm 1995.[3]
Ứng dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Axit sulfamic chủ yếu dùng làm tiền chất của các hợp chất nếm có vị ngọt. Phản ứng với xyclohexylamin sau đó bổ sung NaOH tạo thành C6H11NHSO3Na, natri cyclamat. Các hợp chất liên quan cũng là chất làm ngọt, xem kali acesulfamat.
Các muối sulfamat đã được sử dụng trong việc thiết kế nhiều loại thuốc trị liệu như kháng sinh, chất ức chế men sao chép ngược nucleoside/nucleotide của HIV, chất ức chế protease HIV (PIs), chất chống ung thư (steroid sulfatase và chất ức chế anhydrase carbonic), thuốc chống động kinh, và thuốc giảm cân.[4]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Candlin, J. P.; Wilkins, R. G. (1960). “828. Sulphur?nitrogen compounds. Part I. The hydrolysis of sulphamate ion in perchloric acid”. Journal of the Chemical Society (Resumed): 4236. doi:10.1039/JR9600004236.
- ^ Yoshikubo, K.; Suzuki, M. (2000). “Sulfamic Acid and Sulfamates”. Kirk-Othmer Encyclopedia of Chemical Technology. doi:10.1002/0471238961.1921120625151908.a01. ISBN 0471238961.
- ^ A. Metzger "Sulfamic Acid" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry, 2012, Wily-VCH, Weinheim. doi:10.1002/14356007.a25_439
- ^ Winum, J. Y.; Scozzafava, A.; Montero, J. L.; Supuran, C. T. (2005). “Sulfamates and their therapeutic potential”. Medicinal Research Reviews. 25 (2): 186–228. doi:10.1002/med.20021. PMID 15478125.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- “Chemical Sampling Information - Sulfamic Acid”. Occupational Health & Safety Administration. ngày 6 tháng 5 năm 1997. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2011.
- Cremlyn, R.J. (1996). An Introduction to Organosulfur Chemistry. Chichester: John Wiley and Sons. ISBN 978-0-471-95512-2.
- Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản thứ 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, ISBN 0-7506-3365-4