Angelo Secchi
Angelo Secchi | |
---|---|
Sinh | Reggio Emilia, Ý | 29 tháng 6, 1818
Mất | 26 tháng 2, 1878 Rome, Ý | (59 tuổi)
Quốc tịch | Ý |
Sự nghiệp khoa học | |
Ngành | Thiên văn học |
Nơi công tác | Đài thiên văn tại Học viện La Mã |
Fr. Pietro Angelo Secchi SJ (1818-1878) là nhà thiên văn người Ý. Ông là giám đốc của Đài thiên văn của Đại học Giáo hoàng Gregory (sau được gọi là Học viện La Mã) trong vòng 28 năm. Ông là người tiên phong trong lĩnh vực quang phổ học thiên văn và là một trong những nhà thiên văn học đầu tiên khẳng định Mặt Trời là một vì sao.
Cuộc đời
[sửa | sửa mã nguồn]Secchi sinh ra tại Reggio Emilia, nơi ông theo học một trường trung học dòng Tên. Ở tuổi 16, ông nhập Hội của Jesus ở Rome. Ông tiếp tục công việc học của mình tại Học viện La Mã và thể hiện một khả năng khoa học xuất sắc. Năm 1839, ông được chỉ định làm gia sư môn toán học và vật lý tại học viện này. Vào năm 1841, ông trở thành một chuyên gia lĩnh vực vật lý của Học viện Dòng Tên ở Loreto. Năm 1844, ông bắt đầu việc nghiên cứu thần học ở Rome và được sắc phong làm tu sĩ vào ngày 12 tháng 9 năm 1847. Vào năm 1848, vì cuộc Cách mạng La Mã, những thành viên dòng Tên phải rời khỏi Rome. Secchi đã giành 2 năm tiếp theo ở Học viện Stonyhurst ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Ông giảng dạy trong một khoảng thời gian tại Đại học Georgetown ở Washington, DC. Ông cũng thực hiện các cuộc nghiên cứu sâu về thần học tại thủ đô nước Mỹ.[1] Trong khoảng thời gian ở Mỹ, ông gặp Matthew Fontaine Maury, giám đốc Đài thiên văn Hải quân Hoa Kỳ ở Washington. Hai người cộng tác với nhau trong nhiều năm.[1]
Secchi trở lại Rome vào năm 1850. Dựa vào lời khuyên của người đồng nghiệp Francesco de Vico, ông trở thành người đứng đầu của đài thiên văn tại Học viên La Mã khi đã 32 tuổi. Vào năm 1853, dưới sự chỉ đạo của ông, đài thiên văn đã được đặt vào một vị trí thuận lợi trên đỉnh của Nhà thờ Sant'Ignazio.[2] Ông trở thành giám đốc ở đó cho đến khi qua đời.
Vị trí của ông bị thay đổi sau năm 1870, khi mà dấu vết của Lãnh thổ Giáo hoàng xung quanh Rome đã bị chiếm giữ bởi Vương quốc Ý. Vào năm 1873, Học viện La Mã thuộc quyền sở hữu của chính quyền Ý. Khi chính quyền di chuyển để giám sát đài thiên văn của học viện, Secchi đã phản đối mãnh liệt và dọa sẽ rời khỏi đài thiên văn để làm việc cho một đài thiên văn ở nước ngoài. Ông đã được chỉ định một vị trí khoa học quan trọng và chức vụ chính trị cao bởi chính phủ, nhưng từ chối cam kết làm tròn bổn phận đối với vương quốc. Chính quyền hoàng gia không dám gây trở ngại cho ông và ông tiếp tục chức vụ giám đốc của đài thiên văn. [1]
Nghiên cứu thiên văn
[sửa | sửa mã nguồn]Secchi đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thiên văn họcː
- Sửa chữa lại mục lục các vì sao đôi của Friedrich Georg Wilhelm von Struve, biên dịch cho 10000 ngôi sao thuộc loại này.
- Khám phá ra 3 sao chổi, trong đó có Sao chổi Secchi
- Xuất bản một bản đồ chính xác về hố Mặt Trăng Copernicus
- Vẽ một vài bản trong số những bản phác thảo đầu tiên về sao Hỏa và là người đầu tiên mô tả các kênh đào trên sao Hỏa[3]
Đặc biệt, Secchi quan tâm đến Mặt Trời và ông đã quan sát nó suốt sự nghiệp của mìnhː
- Quan sát và vẽ sự phun trào cũng như điểm đen Mặt Trời và biên soạn nghiên cứu của mình về điểm đen Mặt Trời.
- Trong các năm 1860 và 1870, ông đã tổ chức các cuộc thám hiểm để nghiên cứu pha tốt Mặt Trời
- Chứng minh cuồng sáng Mặt Trời và các tai lửa được quan sát trong pha tối Mặt Trời là một phần của Mặt Trời và đó không phải là sự tưởng tượng
- Khám phá ra gai Mặt Trời
Tuy nhiên, lĩnh vực chính của ông khi nghiên cứu về Mặt Trời là quang phổ học thiên văn. Ông đã sáng tạo ra máy quang phổ heli, máy quang phổ sao và máy quang phổ từ. Ông đã chỉ ra quang phổ vạch của Mặt Trời được biến đổi bởi khí quyển Trái Đất.
Bắt đầu vào năm 1863, ông sưu tầm quang phổ của các vì sao, con số là 4000. Từ dữ liệu của việc sưu tầm này, ông khám phá ra rằng các sao bị giới hạn bởi số lượng loại hoặc loại phụ và chúng ta có thể phân biệt các vì sao này bằng cách dựa vào quang phổ của chúng. Từ đó, ông đã phát triển phân loại các vì sao. Sự phân loại của ông được gọi là Phân loại Secchi. Khi hệ thống của ông được thay thế bởi Hệ thống Harvard, ông vẫn tiếp tục tạo ra các lý thuyết phân loại các vì sao và chúng đã trở thành một phần của vật lý thiên văn. Sự công nhận của ông về tỏa ra phân tử của các chất gốc carbon của một vài vì sao đã giúp ông khám phá ra sao carbon, một ngôi sao thuộc vào 5 lớp phân loại của ông.
Các nghiên cứu khoa học-công nghệ khác
[sửa | sửa mã nguồn]Secchi cũng nghiên cứu hải dương học, khí tượng học, vật lý như thiên văn học.
Ông sáng tạo ra đĩa Secchi được dùng đánh giá về mức độ nước trong biển, hồ và hồ nuôi cá. Ông nghiên cứu môi trường của Rome, sáng tạo ra khí kế để giúp tạo ra các báo cáo thuận lợi về thời tiết. Ông cũng nghiên cứu cực quang, hiện tượng quang học và mưa đá Ông cũng tạo ra sự phân định có hệ thống về từ tính Trái Đất. Năm 1858, ông lập ra Đài quan sát Từ tính ở Rome.
Secchi cũng làm những công việc mang tính chất công nghệ cho chính phủ Papal, như là việc trong nom các đồng hồ Mặt Trời hay hệ thống nước. Trong các năm 1854-1855, ông thực hiện việc quan trắc Đường Appia ở Rome. Việc đo đạc này đã được sử dụng vào việc vẽ bản đồ ở Ý. Ông cũng giám việc xây dựng các ngôi nhà ánh sáng trong Lãnh thổ Giáo hoàng. Năm 1858, ông đến Pháp và Đức để tìm kiếm các dự án cần thiết.
Vinh danh
[sửa | sửa mã nguồn]Có một hố Mặt Trăng và một hố sao Hỏa được đặt theo tên ông. Một tiểu hành tinh được đặt theo tên của ông, đó là 4705 Secchi.
Hai tàu vũ trụ STEREO mang theo một món đồ có tên là SECCHI (tiếng Anhː Sun Earth Connection Coronal and Heliospheric Investigation, dịch ra có nghĩa là Nghiên cứu Vòng tròn và Khí quyển heli Kết nối Trái Đất Mặt Trời)
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Pohle 1913.
- ^ Chisholm 1911.
- ^ Bakich, Michael E. (2000). The Cambridge planetary handbook. Cambridge University Press. tr. 198. ISBN 0-521-63280-3.