Antonov An-30
An-30 | |
---|---|
Kiểu | Máy bay đo đạc bản đồ |
Hãng sản xuất | Antonov |
Chuyến bay đầu tiên | 21 tháng 8, 1967 |
Được giới thiệu | Tháng 7, 1968 |
Khách hàng chính | Không quân Xô viết Không quân Nhân dân Việt Nam |
Được chế tạo | 1971-1980 |
Số lượng sản xuất | 123 |
Được phát triển từ | Antonov An-24 |
Antonov An-30 (tên ký hiệu của NATO: Clank) là một loại máy bay chuyên đo đạc bản đồ từ trên không được thiết kế và sản xuất trên cơ sở phát triển hai loại máy bay gồm Antonov An-24 và Antonov An-26. Ngoài ra, một phiên bản đặc biệt của An-30 để chở VIP cũng được sản xuất với số lượng hạn chế.
Thiết kế và phát triển
[sửa | sửa mã nguồn]Antonov An-30 là một phát triển của An-24T có phần thân phía trước hơn toàn mới, với một phần mũi bằng kính và khoang điều khiển máy bay cao hơn thân là 41 cm, buồng lái có hình dáng cái bướu tương tự với loại Boeing 747. Với đặc tính chuyên dụng là máy bay trắc địa, An-30 được trang bị 4 camera trắc địa, với nắp sấp cho phép sử dụng laser, ảnh nhiệt, phân tích trọng lượng, từ tính và các dụng cụ trắc địa đụa lý khác. Để các chuyên bay trắc địa diễn ra liên tục và chính xác, thiết bị tiêu chuẩn cho An-30 bao gồm công nghệ điều khiển đường bay bằng máy tính..[1] Chuyến bay đầu tiên diễn ra vào năm 1974, với 123 chiếc được sản xuất.[2]
Việc phụ thuộc vào các bộ phận camera và chụp ảnh trên không khi bay có thể tạo ảnh tỷ lệ 1:3.000 đến 1:200.000 lần. Chuyến bay có thể được điều khiển bán tự động. Phim có thể chuyển động trên tấm bảng ở một phòng tối để khai thác thông tin. Để bảo đảm tính tiện nghi trong các nhiệm vụ dài, trên máy bay trang bị ghế nằm và nhà vệ sinh cho phi công.
Lịch sử hoạt động
[sửa | sửa mã nguồn]Được sử dụng như một máy bay trắc địa chính, nó được sử dụng ở Bulgaria, Cộng hòa Séc, România, Nga và Ukraina để mang thiết bị giám sát dưới Hiệp ước Bầu trời Mở rộng.
An-30 cũng được sử dụng như một máy bay kiểm soát thời tiết, đó là An-30M. Một số máy bay được lắp các thùng khí carbon dioxide làm lạnh để rải vào không trung tạo ra các đám mây mưa nhân tạo. Những chiếc An-30 cũng được sử dụng để làm tan các cơn dông mưa đá làm hại cây trồng và để bảo đảm thời tiết tốt cho các sự kiện, ví dụ như chuyến bay đầu tiên của một loại máy bay, lễ duyệt binh này 1 tháng 5, hay lễ kỷ niêm 850 năm thành lập Moskva vào tháng 12-1997.[3]
Từ năm 1971-1980, tổng công 123 chiếc đã được chế tạo, và 23 chiếc đã bán cho các quốc gia nước ngoài như Afghanistan, Bulgaria, Trung Quốc, Cuba, Tiệp Khắc, Mông Cổ và Việt Nam.
An-30 đã thực hiện vẽ bản đồ hoàn chỉnh Afghanistan vào năm 1982, một chiếc đã bị bắn hạ khi đang sử dụng. An-30 của Cuba đã từng hoạt động tại Angola vào năm 1987.
Các phiên bản
[sửa | sửa mã nguồn]- An-30A
Phiên bản thiết kế cho hàng không dân sự, 66 chiếc.
- An-30D "Sibiryak"
Phiên bản của An-30A với thiết bị dẫn đường tốt nhất và khả năng chứa nhiên liệu lớn, được giới thiệu vào năm 1990. Phiên bản này được sử dụng ở Bắc Cực để kiểm tra băng, kiểm tra nghề cá và vận chuyển hàng hóa. Nó có các thiết bị thông tin cải tiến, cũng như máy fax trên khoang. Các camera cho phép cung cấp thêm dữ liệu trên phim.
- An-30M "Meteozashchita"
Phiên bản trang bị các dụng cụ nghiên cứu thời tiết. Nó có thể phun cacbone dioxide đậm đặc vào không khí để kiểm soát thời tiết. Cacbone dioxide đậm đặc được chứa trong 8 thùng có tổng trọng lượng 130 kg thay thế cho các thiết bị chụp ảnh.
- An-30V
Phiên bản thiết kế cho Không quân Xô viết với các thiết bị tinh vi, 26 chiếc.
Các quốc gia sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Quân sự
[sửa | sửa mã nguồn]- Không quân Afghan 1 chiếc An-30 từ năm 1985.
- Không quân Séc cho An-30 ngừng hoạt động vào năm 2003.
- Không quân Romania sử dụng 2 chiếc và 1 chiếc đang bảo quản.
Dân sự
[sửa | sửa mã nguồn]Đến tháng 8-2006, tổng cộng có 30 chiếc Antonov An-30 tiếp tục hoạt động trong các công ty hàng không [4]:
- Moskovia Airlines 1.
- Lukiaviatrans 5.
- Myachkovo Air Services 4.
- Novosibirsk Air 3.
- Polet Airlines 3.
- Practical Geodinamics Center 3.
Thông số kỹ thuật (An-30)
[sửa | sửa mã nguồn]Dữ liệu lấy từ {Jane's All The World's Aircraft 1988-89}[5]
Đặc điểm riêng
[sửa | sửa mã nguồn]- Phi đoàn: 7
- Chiều dài: 24.26 m (79 ft 7 in)
- Sải cánh: 29.20 m (95 ft 9½ in)
- Chiều cao: 8.32 m (27 ft 3½ in)
- Diện tích cánh: 75 m² (807 ft²)
- Trọng lượng rỗng: 15.590 kg (34.370 lb)
- Trọng lượng cất cánh: 23.000 kg (50.706 lb)
- Trọng lượng cất cánh tối đa: n/a
- Động cơ: 2× động cơ phản lực cánh quạt ZMKB Progress AI-24T, 2.103 kW (2.803 ehp) mỗi chiếc
Hiệu suất bay
[sửa | sửa mã nguồn]- Vận tốc cực đại: 540 km/h (291 knots, 335 mph)
- Vận tốc hành trình: 430 km/h (232 knots, 267 mph)
- Tầm bay: 2.630 km (1.420 nm, 1.634 mi)
- Trần bay: 8.300 m (27.230 ft)
- Vận tốc lên cao: n/a
- Lực nâng của cánh: n/a
- Lực đẩy/trọng lượng: n/a
Vũ khí
[sửa | sửa mã nguồn]- 5 camera cỡ lớn
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Green, W (1976). The Observer's Book of Aircraft (25th ed.). Frederick Warne & Co. ISBN 0-7232-1553-7.
- ^ Gunston, Bill (1995). The Osprey Encyclopedia of Russian Aircraft from 1875 - 1995. Osprey Aerospace. ISBN 1-85532-405-9.
- ^ M J H Taylor biên tập (1999). Brassey's World Aircraft & Systems Directory 1999/2000 Edition. Brassey's. ISBN 1 85753 245 7.
- ^ Flight International, 3-9 tháng 10 năm 2006
- ^ J W R Taylor biên tập (1988). Jane's All The World's Aircraft,1988-89. Jane's Information Group. ISBN 0-7106-0867-5.