Amikacin
Dữ liệu lâm sàng | |
---|---|
Tên thương mại | Amikin, Amiglyde-V, other |
AHFS/Drugs.com | Chuyên khảo |
MedlinePlus | a682661 |
Giấy phép | |
Danh mục cho thai kỳ | |
Dược đồ sử dụng | intramuscular, intravenous |
Nhóm thuốc | Aminoglycoside |
Mã ATC | |
Tình trạng pháp lý | |
Tình trạng pháp lý | |
Dữ liệu dược động học | |
Sinh khả dụng | >90%[1] |
Liên kết protein huyết tương | 0–11% |
Chuyển hóa dược phẩm | Mostly unmetabolized |
Chu kỳ bán rã sinh học | 2–3 hours |
Bài tiết | thận |
Các định danh | |
Tên IUPAC
| |
Số đăng ký CAS | |
PubChem CID | |
DrugBank | |
ChemSpider | |
Định danh thành phần duy nhất | |
KEGG | |
ChEBI | |
ChEMBL | |
ECHA InfoCard | 100.048.653 |
Dữ liệu hóa lý | |
Công thức hóa học | C22H43N5O13 |
Khối lượng phân tử | 585.603 g/mol |
Mẫu 3D (Jmol) | |
SMILES
| |
Định danh hóa học quốc tế
| |
(kiểm chứng) |
Amikacin là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn.[2] Trong số này có thể kể đến nhiễm trùng khớp, nhiễm trùng trong ổ bụng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng đường tiết niệu.[2] Kháng sinh này cũng được sử dụng để điều trị bệnh lao đa kháng thuốc.[3] Chúng có thể được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm vào tĩnh mạch hoặc cơ bắp.[2]
Amikacin, giống như các kháng sinh aminoglycoside khác, có thể gây mất thính lực, các vấn đề về thăng bằng và các vấn đề về thận.[2] Các tác dụng phụ khác có thể kể đến như tê liệt, dẫn đến việc khó thở.[2] Nếu sử dụng thuốc này khi đang mang thai, chúng có thể gây điếc vĩnh viễn ở trẻ.[2] Amikacin hoạt động bằng cách ngăn chặn chức năng của tiểu đơn vị ribosome 30S của vi khuẩn, làm cho nó không thể tổng hợp protein.[2]
Amikacin được cấp bằng sáng chế vào năm 1971 và được đưa vào sử dụng thương mại vào năm 1976.[4][5] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[6] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 13,80 - 130,50 USD/tháng.[7] Tại Hoa Kỳ, một đợt điều trị thông thường có giá từ 25 đến 50 USD.[8] Amikacin được tổng hợp từ kanamycin.[2]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Plumb, Donald C. (2011). “Amikacin Sulfate”. Plumb's Veterinary Drug Handbook (ấn bản thứ 7). Stockholm, Wisconsin; Ames, Iowa: Wiley. tr. 39–43. ISBN 978-0-470-95964-0.
- ^ a b c d e f g h “Amikacin Sulfate”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 137. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ Fischer, Janos; Ganellin, C. Robin (2006). Analogue-based Drug Discovery (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. tr. 507. ISBN 9783527607495. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016.
- ^ Oxford Handbook of Infectious Diseases and Microbiology. OUP Oxford. 2009. tr. 56. ISBN 9780191039621. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 11 năm 2015.
- ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ “Amikacin Sulfate”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 35. ISBN 9781284057560.