[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Chi Thỏ cộc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thỏ cộc
Thời điểm hóa thạch:
Thế Miocen–Gần đây, 16.4–0 triệu năm trước đây[1]
Thỏ cộc Mỹ (Ochotona princeps)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Lagomorpha
Họ (familia)Ochotonidae
Thomas, 1897
Chi (genus)Ochotona
Link, 1795
Loài điển hình
Ochotona daurica
Link, 1795
(Lepus dauuricus Pallas, 1776)
Loài

Ochotona là một chi thuộc Bộ Thỏ gồm duy nhất các loài thỏ cộc hay thỏ chuột (tiếng Anh: pika hay pica) trong Họ Thỏ Cộc (Ochotonidae). Thỏ cộc là loài động vật có vú nhỏ sống trên núi có thể được tìm thấy ở Châu ÁBắc Mỹ. Chúng khác thỏthỏ đồng của Họ Thỏ (Leporidae) ở nhiều nét như chân ngắn, cơ thể tròn trịa, bộ lông dày, thiếu đuôi, và tai tròn ngắn.[2] Thỏ cộc tai to (Ochotona macrotis) có mặt trên dãy Himalaya và các vùng núi xung quanh sống ở độ cao tận 6.000 mét (20.000 ft), thuộc hàng động vật có vú cư ngụ nơi cao bậc nhất.

Các loài thỏ cộc ưa sườn đá, ăn cỏ, hoa, và cành non. Vào mùa thu, chúng kéo rơm rạ, cành mềm và những thứ khác về tổ để ăn dần trong mùa đông dài lạnh lẽo.[3] Thỏ cộc còn được gọi là "thỏ huýt sáo" do tiếng kêu báo động the thé của chúng khi chúng nhảy vào hang của mình.

Tên gọi "pika" bắt nguồn từ một từ tiếng Evenkpiika,[4] còn danh pháp Ochotona là từ ogdoi (огдой) tiếng Mông Cổ.[5] Chỉ có một chi, Ochotona, là được công nhận trong Họ Ochotonidae, gồm 30 loài.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ge, Deyan; Wen, Zhixin; Xia, Lin; Zhang, Zhaoqun; Erbajeva, Margarita; Huang, Chengming; Yang, Qisen (ngày 3 tháng 4 năm 2013). “Evolutionary History of Lagomorphs in Response to Global Environmental Change”. PLoS ONE. 8 (4:e59668): e59668. Bibcode:2013PLoSO...859668G. doi:10.1371/journal.pone.0059668. PMC 3616043. PMID 23573205. Table_S1.xls Lưu trữ 2014-05-22 tại Wayback Machine
  2. ^ Melissa Breyer (ngày 2 tháng 9 năm 2016). “Meet the 'mouse-bunny' that could vanish from the US”. treehugger.
  3. ^ Walters, Martin (2005). Encyclopedia of animals. Parragon. tr. 203. ISBN 978-1-40545-669-2.
  4. ^ Harper, Douglas. “pika”. Online Etymology Dictionary.
  5. ^ General pika information Lưu trữ 2017-05-10 tại Wayback Machine. twycrosszoo.org
  6. ^ Hoffman, R. S.; Smith, A. T. (2005). “Order Lagomorpha”. Trong Wilson, D. E.; Reeder, D. M (biên tập). Mammal Species of the World (ấn bản thứ 3). Johns Hopkins University Press. tr. 185–193. ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.