[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Chi Cá bướm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chi Cá bướm
Thời điểm hóa thạch: 24–0 triệu năm trước đây Thế Oligocene – nay[1]
C. capistratus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Acanthuriformes
Họ (familia)Chaetodontidae
Chi (genus)Chaetodon
Linnaeus, 1758
Loài điển hình
Chaetodon capistratus[2]
Linnaeus, 1758
Các loài
87 loài, xem trong bài

Chi Cá bướm, tên khoa họcChaetodon, là chi cá biển có số lượng thành viên đông nhất trong họ Cá bướm. Các loài trong chi này được phân bố trải rộng trên khắp các vùng biển thuộc Ấn Độ Dương, Thái Bình DươngĐại Tây Dương.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ chaetodon được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: khaítē (χαίτη; "tóc") và odoús (ὀδούς; "răng"), hàm ý đề cập đến bộ răng có dạng sợi cứng như bàn chải của loài điển hình C. capistratus.[3]

Phân loại học

[sửa | sửa mã nguồn]

Ước tính, hai chi ChaetodonPrognathodes tách nhau từ tổ tiên chung gần nhất vào khoảng 24 triệu năm trước. Chaetodon sau đó lại tách thành 4 nhánh lớn, kéo dài từ khoảng 20 đến 14 triệu năm.[1]

Chaetodon là chi có tình trạng phân loại học phức tạp nhất trong họ Cá bướm. Tính đến hiện tại, có tất cả 87 loài được công nhận trong chi này, được chia vào thành nhiều phân chi. Những phân chi này có khả năng sẽ được công nhận là những chi hợp lệ trong tương lai.

Phân chi và các loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo nghiên cứu của Fessler & Westneat (2007), Chaetodon được chia thành những phân chi sau với 4 nhánh chính:[1]

Nhánh này chỉ có duy nhất một phân chi là Chaetodon, bao gồm các loài sau đây:

Những loài dưới đây được một số nhà ngư học xếp vào phân chi Chaetodon, nhưng số khác lại xem chúng thuộc nhóm incertae sedis:

Nhánh này bao gồm 4 phân chi:

Lepidochaetodon

[sửa | sửa mã nguồn]

Rhombochaetodon

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhánh này bao gồm 6 phân chi:

Corallochaetodon

[sửa | sửa mã nguồn]

Citharoedus

[sửa | sửa mã nguồn]

Gonochaetodon

[sửa | sửa mã nguồn]

Tetrachaetodon

[sửa | sửa mã nguồn]

Megaprotodon

[sửa | sửa mã nguồn]

Discochaetodon

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhánh này chỉ bao gồm duy nhất Rabdophorus, là phân chi có số lượng thành viên đông nhất:

Hóa thạch

[sửa | sửa mã nguồn]
Mẫu hóa thạch của C. ficheuri tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp

Bằng chứng hóa thạch sớm nhất của Chaetodon có niên đại vào khoảng 7 triệu năm trước (thế Miocen), được đặt danh phápChaetodon ficheuri. Sáu mẫu hóa thạch của C. ficheuri được thu thập tại lưu vực Chelif, gần thành phố Oran (tây bắc Algérie).[4]

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

Chaetodon bao gồm những loài ăn tạp (thức ăn của nhóm này chủ yếu bao gồm các loài thủy sinh không xương sống như động vật phù du) và ăn san hô chuyên biệt. Các loài ăn tạp cũng có thể ăn san hô nhưng không hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thức ăn này.[5]

Ở các loài ăn san hô (không kể ăn tạp hay chuyên biệt), san hô mà chúng ăn chủ yếu là san hô cứng từ các chi Acropora (chiếm ưu thế nhất), Pocillopora, MontiporaPorites; không những vậy, một số ít loài còn ăn cả san hô mềm (như C. unimaculatus hay C. interruptus).[5][6] Tuy cũng là loài ăn san hô chuyên biệt, C. ornatissimus chỉ ăn chất nhầy tiết ra từ san hô, khác biệt hoàn toàn so với những loài cá bướm còn lại ăn chủ yếu là polyp san hô.[5]

Trong hơn 5000 loài cá rạn san hô ngày nay, chỉ có khoảng 128 loài ăn san hô, và trong số này chỉ có 41 loài ăn san hô cứng. Hơn nữa, 25 trong số 41 loài này thuộc họ Cá bướm. Ghi nhận ước tính sớm nhất về sự ăn san hô ở họ Cá bướm là khoảng 15,7 triệu năm trước, tiến hóa từ nhánh 3 của Chaetodon.[6]

Các loài Chaetodon thường kết đôi với nhau và cùng bảo vệ một lãnh thổ chung. Điển hình như C. lunulatus, một loài có sự chung thủy lâu dài với bạn đời, khi có thể kết đôi cùng nhau đến 7 năm.[7] Những cá thể cùng giới ở vài loài cũng có thể bắt cặp với nhau nhằm mục đích canh chừng các loài săn mồi, như đã thấy ở C. melannotus.[8] Một vài loài có xu hướng sống đơn độc và chỉ kết đôi với nhau vào thời điểm sinh sản, như C. rainfordi, C. plebeius hay C. trifascialis.[7]

Có ít nhất 40 trường hợp tạp giao được ghi nhận ở Chaetodon, bao gồm cả những trường hợp kết đôi khác loài.[9] Trong số này, C. auriga có thể tạp giao đến 8 loài khác, nhiều nhất trong chi Chaetodon.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Fessler, Jennifer L.; Westneat, Mark W. (2007). “Molecular phylogenetics of the butterflyfishes (Chaetodontidae): Taxonomy and biogeography of a global coral reef fish family” (PDF). Molecular Phylogenetics and Evolution. 45 (1): 50–68. doi:10.1016/j.ympev.2007.05.018. ISSN 1055-7903. PMID 17625921.
  2. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Chaetodon. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập {{{3}}}. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  3. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Order Acanthuriformes (part 1): Families Lobotidae, Pomacanthidae, Drepaneidae and Chaetodontidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ Carnevale, Giorgio (2006). “Morphology and biology of the Miocene butterflyfish Chaetodon ficheuri (Teleostei: Chaetodontidae)”. Zoological Journal of the Linnean Society. 146 (2): 251–267. doi:10.1111/j.1096-3642.2006.00203.x. ISSN 1096-3642.
  5. ^ a b c Cole, Andrew; Pratchett, Morgan; Jones, Geoffrey (2008). “Diversity and functional importance of coral-feeding fishes on tropical coral reefs” (PDF). Fish and Fisheries. 9: 286–307. doi:10.1111/j.1467-2979.2008.00290.x.
  6. ^ a b Bellwood, D. R.; Klanten, S.; Cowman, P. F.; Pratchett, M. S.; Konow, N.; van Herwerden, L. (2010). “Evolutionary history of the butterflyfishes (f: Chaetodontidae) and the rise of coral feeding fishes”. Journal of Evolutionary Biology. 23 (2): 335–349. doi:10.1111/j.1420-9101.2009.01904.x. PMID 20487131.
  7. ^ a b Nowicki, Jessica P.; O’Connell, Lauren A.; Cowman, Peter F.; Walker, Stefan P. W.; Coker, Darren J.; Pratchett, Morgan S. (2018). “Variation in social systems within Chaetodon butterflyfishes, with special reference to pair bonding”. PLoS ONE. 13 (4): e0194465. doi:10.1371/journal.pone.0194465. ISSN 1932-6203. PMC 5894994. PMID 29641529.
  8. ^ Pratchett, Morgan S.; Pradjakusuma, Oki. A.; Jones, Geoffrey P. (2006). “Is there a reproductive basis to solitary living versus pair-formation in coral reef fishes?” (PDF). Coral Reefs. 25 (1): 85–92. doi:10.1007/s00338-005-0081-6. ISSN 1432-0975.
  9. ^ Hobbs, J-P.A.; van Herwerden, L.; Pratchett, M. S. & Allen, G. R. (2013). “Hybridisation Among Butterflyfishes” (PDF). Trong Pratchett, M. S.; Berumen, M. L. & Kapoor, B. (biên tập). Biology of Butterflyfishes. Boca Raton, Florida: CRC Press. tr. 48–69.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)