lấy
Giao diện
Tiếng Việt
[sửa]Cách phát âm
[sửa]Hà Nội | Huế | Sài Gòn | |
---|---|---|---|
ləj˧˥ | lə̰j˩˧ | ləj˧˥ | |
Vinh | Thanh Chương | Hà Tĩnh | |
ləj˩˩ | lə̰j˩˧ |
Chữ Nôm
[sửa](trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)
Cách viết từ này trong chữ Nôm
Từ tương tự
[sửa]Động từ
[sửa]lấy
- Làm cho mình có được trong tay cái đã sẵn có và để ở đâu đó để đưa ra làm việc gì.
- Lấy tiền trong ví ra trả.
- Lấy bút viết thư.
- Lấy quần áo rét ra mặc.
- Làm cho mình có được cái vốn có hoặc có thể có ở đâu đó để sử dụng.
- Lấy thuyền đi chơi hồ.
- Lấy tài liệu viết bài.
- Lấy vé tàu.
- Lấy chữ kí.
- Lấy ý kiến.
- Làm cho trở thành của mình cái vốn là của người khác.
- Lấy cắp.
- Lấy làm của riêng.
- Lấy đồn địch.
- Làm cho mình có được cái tạo ra bằng một hoạt động nào đó.
- Vào rừng lấy củi.
- Nuôi gà lấy trứng.
- Cho vay lấy lãi.
- Làm lấy thành tích.
- Tự tạo ra ở mình.
- Chạy lấy đà.
- Nghỉ lấy sức.
- Lấy giọng.
- Lấy lại tinh thần.
- (Khẩu ngữ) Đòi giá tiền bao nhiêu đó để bán.
- Con gà này bà lấy bao nhiêu?
- Lấy rẻ vài trăm đồng.
- Dùng để làm cái gì hoặc việc gì đó.
- Lấy công làm lãi.
- Lấy mét làm đơn vị.
- Lấy cớ ốm để nghỉ.
- Lấy tình cảm để cảm hoá.
- Làm cho có được cái chính xác, bằng đo, tính, chỉnh lí.
- Lấy kích thước.
- Lấy lại giờ theo đài.
- Lấy đường ngắm.
- Lấy làn sóng radio.
- Lấy nhiệt độ cho bệnh nhân.
- (Khẩu ngữ) Kết hôn, thành vợ thành chồng với nhau.
- Lấy chồng.
- Lấy vợ người cùng quê.
- Lấy vợ cho con. — (khẩu ngữ) cưới vợ cho con
Phó từ
[sửa]lấy
- (Dùng phụ sau động từ) Từ biểu thị hướng của hành động nhằm mang lại kết quả cho chủ thể.
- Bắt bóng lấy.
- Giữ chặt lấy.
- Nắm lấy thời cơ.
- Chiếm lấy làm của riêng.
- (Thường dùng đi đôi với tự) Từ biểu thị cách thức của hành động do chủ thể tự mình làm, bằng sức lực, khả năng của riêng mình.
- Ông ta tự lái xe lấy.
- Trẻ đã biết gấp lấy chăn màn.
- (Dùng sau động từ) Từ dùng để nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu hơn.
- Cố ăn lấy lưng bát cho lại sức.
- Ở lại chơi thêm lấy vài ngày.
- Túi không còn nổi lấy một đồng.
- (Khẩu ngữ; dùng phụ sau động từ) (Làm việc gì) chỉ cốt tỏ ra là có làm, không kể tác dụng, kết quả.
- Tự phê bình lấy có, không sâu sắc.
- Ăn lấy có vài ba miếng.
Dịch
[sửa]Tham khảo
[sửa]- "lấy", Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)
- Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)