lại
Giao diện
Tiếng Việt
[sửa]Cách phát âm
[sửa]Hà Nội | Huế | Sài Gòn | |
---|---|---|---|
la̰ːʔj˨˩ | la̰ːj˨˨ | laːj˨˩˨ | |
Vinh | Thanh Chương | Hà Tĩnh | |
laːj˨˨ | la̰ːj˨˨ |
Các chữ Hán có phiên âm thành “lại”
Chữ Nôm
[sửa](trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)
Cách viết từ này trong chữ Nôm
Từ tương tự
[sửa]Danh từ
[sửa]lại
- Từ dùng để gọi những viên chức cấp dưới ở những nha môn như đô lại, đề lại, thư lại trong thời phong kiến.
- Một đời làm lại, bại hoại ba đời. (tục ngữ)
Động từ
[sửa]lại
- Đến một nơi gần.
- Tôi lại anh bạn ở đầu phố.
- Ngược chiều, theo hướng về chỗ đã xuất phát.
- Trả lại ví tiền cho người đánh mất.
- Nó đánh tôi, tôi phải đánh lại.
- Cũng.
- Thằng này lớn chắc lại thông minh như bố.
- Thêm vào, còn thêm.
- Đã được tiền lại xin cả áo.
- Thế mà.
- Thôi đã hỏng thì im đi, lại còn khoe giỏi làm gì.
- Từ dùng để biểu thị một ý phản đối.
- Sao lại đánh nó?
- Tôi làm gì mà cậu lại sừng sộ thế?
- Một hoặc nhiều lần nữa sau lần đã hỏng việc, lần đã xảy ra (lại đứng sau động từ).
- Xây lại nhà.
- Bài làm sai, phải làm lại.
- Một hoặc nhiều lần nữa sau khi hết, xong lần trước (lại đứng trước động từ).
- Lại xây nhà.
- Phấn khởi, cô bé lại làm một loạt bài toán khác.
- Theo chiều giảm đi, có thể đến giới hạn, trong quá trình diễn biến.
- Thu gọn lại.
- Đến ngã tư xe chạy chậm lại.
Phó từ
[sửa]lại
- Lặp lại một lần nữa.
Dịch
[sửa]Tham khảo
[sửa]- "lại", Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)
- Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)