[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Samari

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Samari, 62Sm
Tính chất chung
Tên, ký hiệuSamari, Sm
Phiên âm/səˈmɛəriəm/ sə-MAIR-ee-əm
Hình dạngBạc trắng
Samari trong bảng tuần hoàn
Hydro (diatomic nonmetal)
Heli (noble gas)
Lithi (alkali metal)
Beryli (alkaline earth metal)
Bor (metalloid)
Carbon (polyatomic nonmetal)
Nitơ (diatomic nonmetal)
Oxy (diatomic nonmetal)
Fluor (diatomic nonmetal)
Neon (noble gas)
Natri (alkali metal)
Magnesi (alkaline earth metal)
Nhôm (post-transition metal)
Silic (metalloid)
Phosphor (polyatomic nonmetal)
Lưu huỳnh (polyatomic nonmetal)
Chlor (diatomic nonmetal)
Argon (noble gas)
Kali (alkali metal)
Calci (alkaline earth metal)
Scandi (transition metal)
Titani (transition metal)
Vanadi (transition metal)
Chrom (transition metal)
Mangan (transition metal)
Sắt (transition metal)
Cobalt (transition metal)
Nickel (transition metal)
Đồng (transition metal)
Kẽm (transition metal)
Gali (post-transition metal)
Germani (metalloid)
Arsenic (metalloid)
Seleni (polyatomic nonmetal)
Brom (diatomic nonmetal)
Krypton (noble gas)
Rubidi (alkali metal)
Stronti (alkaline earth metal)
Yttri (transition metal)
Zirconi (transition metal)
Niobi (transition metal)
Molypden (transition metal)
Techneti (transition metal)
Rutheni (transition metal)
Rhodi (transition metal)
Paladi (transition metal)
Bạc (transition metal)
Cadmi (transition metal)
Indi (post-transition metal)
Thiếc (post-transition metal)
Antimon (metalloid)
Teluri (metalloid)
Iod (diatomic nonmetal)
Xenon (noble gas)
Caesi (alkali metal)
Bari (alkaline earth metal)
Lantan (lanthanide)
Ceri (lanthanide)
Praseodymi (lanthanide)
Neodymi (lanthanide)
Promethi (lanthanide)
Samari (lanthanide)
Europi (lanthanide)
Gadolini (lanthanide)
Terbi (lanthanide)
Dysprosi (lanthanide)
Holmi (lanthanide)
Erbi (lanthanide)
Thulium (lanthanide)
Ytterbi (lanthanide)
Luteti (lanthanide)
Hafni (transition metal)
Tantal (transition metal)
Wolfram (transition metal)
Rheni (transition metal)
Osmi (transition metal)
Iridi (transition metal)
Platin (transition metal)
Vàng (transition metal)
Thuỷ ngân (transition metal)
Thali (post-transition metal)
Chì (post-transition metal)
Bismuth (post-transition metal)
Poloni (metalloid)
Astatin (diatomic nonmetal)
Radon (noble gas)
Franci (alkali metal)
Radi (alkaline earth metal)
Actini (actinide)
Thori (actinide)
Protactini (actinide)
Urani (actinide)
Neptuni (actinide)
Plutoni (actinide)
Americi (actinide)
Curium (actinide)
Berkeli (actinide)
Californi (actinide)
Einsteini (actinide)
Fermi (actinide)
Mendelevi (actinide)
Nobeli (actinide)
Lawrenci (actinide)
Rutherfordi (transition metal)
Dubni (transition metal)
Seaborgi (transition metal)
Bohri (transition metal)
Hassi (transition metal)
Meitneri (unknown chemical properties)
Darmstadti (unknown chemical properties)
Roentgeni (unknown chemical properties)
Copernici (transition metal)
Nihoni (unknown chemical properties)
Flerovi (post-transition metal)
Moscovi (unknown chemical properties)
Livermori (unknown chemical properties)
Tennessine (unknown chemical properties)
Oganesson (unknown chemical properties)


Sm

Pu
PromethiSamariEuropi
Số nguyên tử (Z)62
Khối lượng nguyên tử chuẩn (Ar)150,36
Phân loại  họ lanthan
Nhóm, phân lớpn/af
Chu kỳChu kỳ 6
Cấu hình electron[Xe] 6s2 4f6
mỗi lớp
2, 8, 18, 24, 8, 2
Tính chất vật lý
Màu sắcBạc trắng
Trạng thái vật chấtChất rắn
Nhiệt độ nóng chảy1345 K ​(1072 °C, ​1962 °F)
Nhiệt độ sôi2067 K ​(1794 °C, ​3261 °F)
Mật độ7,52 g·cm−3 (ở 0 °C, 101.325 kPa)
Mật độ ở thể lỏngở nhiệt độ nóng chảy: 7,16 g·cm−3
Nhiệt lượng nóng chảy8,62 kJ·mol−1
Nhiệt bay hơi165 kJ·mol−1
Nhiệt dung29,54 J·mol−1·K−1
Áp suất hơi
P (Pa) 1 10 100 1 k 10 k 100 k
ở T (K) 1001 1106 1240 (1421) (1675) (2061)
Tính chất nguyên tử
Trạng thái oxy hóa3, 2base nhẹ
Độ âm điện1,17 (Thang Pauling)
Năng lượng ion hóaThứ nhất: 544,5 kJ·mol−1
Thứ hai: 1070 kJ·mol−1
Thứ ba: 2260 kJ·mol−1
Bán kính cộng hoá trịthực nghiệm: 180 pm
Bán kính liên kết cộng hóa trị198±8 pm
Thông tin khác
Cấu trúc tinh thểBa phương
Cấu trúc tinh thể Ba phương của Samari
Vận tốc âm thanhque mỏng: 2130 m·s−1 (ở 20 °C)
Độ giãn nở nhiệt(r.t.) (α, poly) 12,7 µm·m−1·K−1
Độ dẫn nhiệt13.3 W·m−1·K−1
Điện trở suất(r.t.) (α, poly) 0,940 µ Ω·m
Tính chất từThuận từ[1]
Mô đun Young(Dạng α) 49,7 GPa
Mô đun cắt(Dạng α) 19,5 GPa
Mô đun khối(Dạng α) 37,8 GPa
Hệ số Poisson(Dạng α) 0,274
Độ cứng theo thang Vickers412 MPa
Độ cứng theo thang Brinell441 MPa
Số đăng ký CAS7440-19-9
Đồng vị ổn định nhất
Bài chính: Đồng vị của Samari
Iso NA Chu kỳ bán rã DM DE (MeV) DP
144Sm 3.07% 144Sm ổn định với 82 neutron[2][3]
145Sm Tổng hợp 340 ngày ε - 145Pm
146Sm Tổng hợp 1,03×108 năm α 2.529 142Nd
147Sm 14.99% 1,07×1011 năm α 2.310 143Nd
148Sm 11.24% 6,3×1015 năm α 1.986 144Nd
149Sm 13.82% 149Sm ổn định với 87 neutron[4][3][5]
150Sm 7.38% 150Sm ổn định với 88 neutron[6][5]
151Sm Tổng hợp 9,46 năm β- - 151Eu
152Sm 26.75% 152Sm ổn định với 90 neutron[7][5]
153Sm Tổng hợp 46,28 giờ β- - 153Eu
154Sm 22.75% 154Sm ổn định với 92 neutron[8][3]

Samari (tên La tinh: Samarium) là một nguyên tố hóa học có ký hiệu Smsố nguyên tử bằng 62.

Đặc trưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Samari là một kim loại đất hiếm, với ánh trắng bạc sáng, ổn định vừa phải trong không khí; nó bắt lửa trong không khí ở 150 °C. Ngay cả khi được lưu trữ lâu trong dầu khoáng thì samari cũng dần dần bị oxy hóa, với bột màu vàng ánh xám chứa oxide-hydroxide được tạo ra. Ánh kim của mẫu vật có thể được bảo tồn bằng cách giữ nó trong môi trường khí trơ, như agon. Ba biến dạng tinh thể của kim loại này cũng tồn tại, với các biến đổi ở ngưỡng 734 và 922 °C.

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các công dụng của samari bao gồm:

  • Đèn hồ quang cacbon cho công nghiệp điện ảnh (cùng với các kim loại đất hiếm khác).
  • Các tinh thể SmF2 để sử dụng trong laser.
  • Như là chất hấp thụ neutron trong các lò phản ứng hạt nhân.
  • Tạo hợp kim.
  • Làm nam châm cho các loại tai nghe.
  • Các nam châm samarium-coban (SmCo5 and Sm2Co17) được sử dụng làm vật liệu chế tạo nam châm vĩnh cửu do có độ kháng khử từ cao khi so với các vật liệu nam châm vĩnh cửu khác. Các vật liệu này có lực kháng từ cao và lực kháng từ nội tại. Các kết hợp samari-coban gần đây tìm thấy ứng dụng trong các đầu đọc từ chất lượng cao cho các ghi-ta và các nhạc cụ liên quan khác. Các nam châm này còn có ứng dụng trong các động cơ phản lực của máy bay do có nhiệt độ Curie cao hơn hẳn (1100 °C) so với các loại nam châm khác, bao gồm cả nam châm Neodymi - Sắt - Bo (378 °C) mạnh hơn.
  • SmI2 được dùng làm tác nhân hóa học trong tổng hợp hữu cơ, chẳng hạn trong phản ứng Barbier.
  • Sm2O3 được dùng trong thủy tinh quang học để hấp thụ hồng ngoại.
  • Các hợp chất samari đóng vai trò của chất tăng nhạy cho các chất lân quang bị kích thích trong vùng hồng ngoại.
  • Sm2O3chất xúc tác cho khử nước và khử hiđrô của etanol.
  • Xác định niên đại bằng samari-neodymi là hữu ích trong xác định các mối liên hệ về niên đại của các loại đá và vẫn thạch.
  • Samari-153 phóng xạ được dùng trong y học để điều trị các thương tổn nghiêm trọng gắn liền với ung thư lan truyền tới xương. Loại thuốc này được gọi là "Quadramet".

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Về lịch sử phát hiện ra samari, trong các tài liệu tồn tại các thuyết như sau:

  1. Samari lần đầu tiên được nhà hóa học người Thụy SĩJean Charles Galissard de Marignac phát hiện bằng quang phổ học năm 1853 bằng các vạch hấp thụ sắc nét của nó trong didymi và được nhà hóa học người PhápPaul Émile Lecoq de Boisbaudran cô lập tại Paris năm 1879 từ khoáng vật samarskit ((Y,Ce,U,Fe)3(Nb,Ta,Ti)5O16). Trên thực tế nó là hỗn hợp của hai oxide.
  2. Năm 1878 nhà hóa học Thụy Sĩ là Marc Delafontaine phát hiện ra samari bằng quang phổ của didymi, ông gọi nó là Decipum. Năm 1879, Paul Emile Lecoq de Boisbaudran đã phát hiện độc lập với Marc Delafontaine và gọi nó là samarium. Năm 1881, Delafontaine chỉ ra rằng decipum của ông trên thực tế chứa samarium của Boisbaudran cùng một vài nguyên tố khác.
  3. Phát hiện bằng quang phổ tại điểm 1 trên đây của Marignac năm 1853 cho tới năm 1878 được thực hiện bởi Paul Emile Lecoq de Boisbaudran.

Mặc dù samarskit lần đầu tiên được tìm thấy trong khu vực dãy núi Ural của Nga vào năm 1847 nhưng tới cuối thập niên 1870 thì một mỏ mới chứa khoáng vật này đã được phát hiện tại Bắc Carolina và didymi chứa samari có nguồn gốc từ nguồn này. Khoáng vật samarskit được đặt tên vào năm 1847 theo họ của đại tá kiêm kỹ sư mỏ Vasili Samarsky-Bykhovets, tham mưu trưởng của quân đoàn kỹ sư mỏ Nga từ 1845 tới 1861 (theo đề nghị của nhà hóa học người ĐứcHeinrich Rose do Vasili Samarsky-Bykhovets là người đã gửi mẫu khoáng vật này cho Heinrich Rose để nghiên cứu). Tên gọi của nguyên tố có nguồn gốc từ tên gọi của khoáng vật và vì thế nó liên quan tới họ Samarsky-Bykhovets. Theo ý nghĩa này và nếu điểm 1 trên đây là đúng thì samari là nguyên tố hóa học đầu tiên được đặt tên theo một người còn sống khi đó.

Năm 1901, nhà hóa học người Pháp là Eugène Anatole Demarçay đã tìm ra phương thức tách riêng hai oxide ra và năm 1903 nhà hóa học Đức là Wilhelm Muthmann đã tách được samari kim loại bằng điện phân.

Trước khi phát minh ra phương pháp tách bằng công nghệ trao đổi ion trong thập niên 1950 thì samari đã không có ứng dụng thương mại nào ở dạng tinh chất. Tuy nhiên, phụ phẩm của quá trình tinh chế bằng kết tinh phân đoạn cho neodymi là hỗn hợp của samari và gadolini và được gọi là "Lindsay Mix" (hỗn hợp Lindsay) theo tên công ty sản xuất ra nó. Vật liệu này được cho là đã từng được sử dụng trong các thanh kiểm soát hạt nhân trong một số lò phản ứng hạt nhân thời kỳ đầu. Ngày nay, còn có một sản phẩm tương tự có tên gọi "Samari-Europi-Gadolini" cô đặc (SEG cô đặc). Nó được điều chế bằng chiết dung môi từ các kim loại nhóm Lanthan hỗn hợp tách ra từ bastnasit (hay monazit). Do các kim loại nhóm Lanthan nặng hơn có ái lực lớn hơn đối với dung môi được sử dụng nên chúng dễ dàng tách ra từ hỗn hợp bằng cách chỉ sử dụng một lượng nhỏ dung môi. Không phải mọi nhà sản xuất đất hiếm đều chế biến bastnasit ở quy mô đủ lớn để có thể tiếp tục chia tách các thành phần của SEG, thông thường chỉ chiếm khoảng 1-2% khối lượng quặng ban đầu. Các nhà sản xuất như vậy vì thế sẽ tạo ra SEG với mục đích tiếp thị nó tới các nhà xử lý chuyên biệt. Theo cách này, hàm lượng europi có giá trị của quặng sẽ được thu hồi để sử dụng trong sản xuất chất lân quang. Việc tinh chế samari diễn ra sau khi loại bỏ europi. Hiện tại, do nguồn cung quá dư thừa nên oxide samari ở quy mô thương mại là ít đắt tiền hơn so với mức giá được dự tính khi xét tới độ phổ biến tương đối ít của nó trong các loại quặng.

Phổ biến

[sửa | sửa mã nguồn]
Quặng Samarskite.

Samari không được tìm thấy ở dạng tự do trong tự nhiên, mà giống như các nguyên tố đất hiếm khác, nó nằm trong nhiều loại khoáng vật, như monazit, bastnasitsamarskit. Monazit (trong đó nó chiếm tới 2,8%) và bastnasit được sử dụng như là các nguồn thương mại. Misch metal chứa khoảng 1% samari cũng đã từng được sử dụng, nhưng chỉ thời gian gần đây thì samari tương đối tinh khiết mới được cô lập thông qua các quy trình kỹ thuật như trao đổi ion, chiết dung môikết tủa điện hóa học. Kim loại này thường được điều chế bằng điện phân hỗn hợp nóng chảy của chloride samari (III) với chloride natri hay chloride calci[9]. Samari cũng có thể thu được bằng khử oxide của nó với lanthan.

Hợp chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Các hợp chất của samari bao gồm:

Xem thêm Hợp chất samari.

Đồng vị

[sửa | sửa mã nguồn]

Samari nguồn gốc tự nhiên là hỗn hợp của 4 đồng vị ổn định là Sm144, Sm150, Sm152 và Sm154 và 3 đồng vị phóng xạchu kỳ bán rã cực dài là Sm147Sm (1,06×1011 năm), Sm148 (7×1015 năm) và Sm149 (>2×1015 năm), với Sm152 là phổ biến nhất (chiếm khoảng 26,75% độ phổ biến tự nhiên).

Sm151 có chu kỳ bán rã 90 năm, và Sm145 có chu kỳ bán rã 340 ngày. Tất cả các đồng vị phóng xạ còn lại có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 2 ngày và phần lớn trong đó có chu kỳ bán rã ít hơn 48 giây. Nguyên tố này cũng có 5 trạng thái giả ổn định với ổn định nhất là Sm141m (t½ 22,6 phút), Sm143m1 (t½ 66 giây) và Sm139m (t½ 10,7 giây).

Các đồng vị của samari nằm trong khoảng có nguyên tử lượng từ 127,9580854 u (Sm128) tới 164,9529897 u (Sm165). Phương thức phân rã chủ yếu trước đồng vị ổn định phổ biến nhất, Sm152, là bắt điện tử, còn phương thức phân rã chủ yếu sau nó là phân rã beta trừ. Sản phẩm phân rã chủ yếu trước Sm152 là các đồng vị của promethi (Pm) còn sản phẩm phân rã chủ yếu sau nó là các đồng vị của europi (Eu).

Samari tự nhiên có độ phóng xạ 128 Bq/g.

Phòng ngừa

[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như các nguyên tố khác trong nhóm Lanthan, các hợp chất của samari có độc tính từ nhẹ tới vừa phải, mặc dù độc tính của chúng vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết.

  1. ^ Magnetic susceptibility of the elements and inorganic compounds, in Handbook of Chemistry and Physics 81st edition, CRC press.
  2. ^ Có thể trải qua phân rã β+β+ thành 144Nd.
  3. ^ a b c Kondev, F. G.; Wang, M.; Huang, W. J.; Naimi, S.; Audi, G. (2021). “The NUBASE2020 evaluation of nuclear properties” (PDF). Chinese Physics C. 45 (3): 030001. doi:10.1088/1674-1137/abddae.
  4. ^ Được cho là phân rã alpha thành 145Nd với chu kỳ bán rã hơn 2×1015 năm.
  5. ^ a b c Belli, P.; Bernabei, R.; Danevich, F. A.; Incicchitti, A.; Tretyak, V. I. (2019). “Experimental searches for rare alpha and beta decays”. European Physical Journal A. 55 (140): 4–6. arXiv:1908.11458. Bibcode:2019EPJA...55..140B. doi:10.1140/epja/i2019-12823-2. S2CID 201664098.
  6. ^ Có thể phân rã alpha thành 146Nd.
  7. ^ Có thể phân rã alpha thành 148Nd.
  8. ^ Được cho là phân rã ββ thành 154Gd với chu kỳ bán rã hơn 2,3×1018 năm.
  9. ^ N. N. Greenwood, A. Earnshaw, Chemistry of the Elements, Nhà in Pergamon, Oxford, UK, 1984.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]