cứng
Tiếng Việt
sửaCách phát âm
sửaHà Nội | Huế | Sài Gòn | |
---|---|---|---|
kɨŋ˧˥ | kɨ̰ŋ˩˧ | kɨŋ˧˥ | |
Vinh | Thanh Chương | Hà Tĩnh | |
kɨŋ˩˩ | kɨ̰ŋ˩˧ |
Chữ Nôm
sửa(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)
Cách viết từ này trong chữ Nôm
Từ tương tự
sửaTính từ
sửacứng
- Có khả năng chịu đựng tác dụng của lực cơ học mà không bị biến dạng.
- Cứng như thép.
- Thanh tre cứng quá, không uốn cong được.
- Có khả năng chịu tác động bất lợi từ bên ngoài mà vẫn giữ nguyên trạng thái, tính chất, không yếu đi.
- Lúa đã cứng cây.
- Có cứng mới đứng đầu gió (tục ngữ).
- Lí lẽ rất cứng.
- (Khẩu ngữ) Có được trình độ, mức độ khá so với yêu cầu.
- Học lực vào loại cứng.
- Một cân hai lạng cứng.
- (Khẩu ngữ) Có số lượng, mức độ coi là hơi cao so với mức thường.
- Tuổi đã cứng mà chưa lấy chồng.
- Giá ấy cứng quá, không mua được.
- (Thường dùng phụ sau tính từ, động từ) Ở vào tình trạng mất khả năng biến dạng, cử động, vận động.
- Quai hàm cứng lại, không nói được.
- Chân tay tê cứng.
- Buộc chặt cứng.
- Chịu cứng, không cãi vào đâu được.
- Thiếu sự mềm mại trong cử động, động tác.
- Động tác còn cứng.
- Chân tay cứng như que củi (khẩu ngữ).
- Thiếu sự linh hoạt trong cách đối xử, ứng phó, chỉ biết một mực theo nguyên tắc, không thay đổi cho phù hợp với yêu cầu khách quan.
- Cách giải quyết hơi cứng.
- Thái độ cứng quá.
- (Thức ăn) Có vị mặn quá yêu cầu của khẩu vị, không dịu.
- Nước mắm cứng.
- (Hóa học) (Nước) có chứa tương đối nhiều muối calcium và magnesium, giặt với xà phòng ra ít bọt, đun sôi sinh nhiều cặn trong đáy ấm.
- (Phương ngữ) Rắn.
- Cứng như đá.
Dịch
sửaTham khảo
sửa- "cứng", Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)
- Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)