[go: up one dir, main page]

Sói Ý

loài động vật có vú

Sói Ý (tên khoa học Canis lupus italicus), cũng gọi là sói Apennine,[2][3] là một phân loài của sói xám sống ở bán đảo Ý. Sói Ý sống ở dãy núi Apennine và miền tây dãy núi Alps, mặc dù phạm vi của nó đang lan tỏa theo hướng bắc và đông. Tính đến năm 2019, ước tính có khoảng 1.500 - 2.000 cá thể sói Ý. Loài này đã được bảo vệ nghiêm ngặt ở Ý từ thập niên 1970, khi số cá thể bị giảm xuống đến 70-100. Số lượng sói Ý ngày càng tăng, mặc dù loài này vẫn bị đe dọa bởi săn bắt bất hợp pháp. Kể từ thập niên 1990, phạm vi của sói Ý đã mở rộng sang miền đông nam nước Pháp[4]Thụy Sĩ.[5] Mặc dù không được công nhận rộng rãi là một phân loài riêng biệt,[6] loài này có một haplotype mtDNA riêng[7][8][9] và một hình thái sọ khác biệt.[10]

Sói Ý
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Carnivora
Họ (familia)Canidae
Chi (genus)Canis
Loài (species)C. lupus
Phân loài (subspecies)C. l. italicus
Danh pháp hai phần
Canis lupus
Danh pháp ba phần
Canis lupus italicus
Giuseppe Altobello, 1921
Phạm vi phân bố sói Ý
Phạm vi phân bố sói Ý

Sói Ý thường nặng 25–35 kg, mặc dù một số con đực lớn đã đạt cân nặng từ 40–45 kg (88–99 lb). Chiều dài cơ thể 110–148 cm và chiều cao vai 50–70 cm.[11] Lông nói chung là một màu xám hung da bò, mà trở nên đỏ hơn trong mùa hè. Bụng và má có màu nhạt hơn, và các dải tối xuất hiện ở phía sau và đầu đuôi, và đôi khi dọc theo chân trước. Những con sói đen đã được báo cáo ở trung tâm phía bắc vùng Apennine, mặc dù nguồn gốc của chúng chưa được biết đến, vì một số cá thể có lông đen không có dấu hiệu lai giống chó sói. Nó thường sống trong các bầy từ hai đến bảy cá thể.[12]

Chú thích

sửa
  1. ^ Large Carnivore Initiative for Europe (2006). “Canis lupus”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2006.4 (3.1). Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.
  2. ^ Salari, Leonardo; Achino, Katia F.; Gatta, Maurizio; Petronio, Carmelo; Rolfo, Mario F.; Silvestri, Letizia; Pandolfi, Luca (2017). “The wolf from Grotta Mora Cavorso (Simbruini mountains, Latium) within the evolution of Canis lupus L., 1758 in the Quaternary of Italy”. Palaeogeography, Palaeoclimatology, Palaeoecology. 476: 90–105. doi:10.1016/j.palaeo.2017.03.023.
  3. ^ Sardella, Raffaele; Bertè, Davide; Iurino, Dawid Adam; Cherin, Marco; Tagliacozzo, Antonio (2014). “The wolf from Grotta Romanelli (Apulia, Italy) and its implications in the evolutionary history of Canis lupus in the Late Pleistocene of Southern Italy”. Quaternary International. 328–329: 179–195. doi:10.1016/j.quaint.2013.11.016.
  4. ^ (tiếng Pháp) Monnier, A. & Figuet, R. (May 2013), Le loup en France Plan national d'action sur le loup 2008-2012, CGAAER 78
  5. ^ Glenz, C.; Massolo, A.; Kuonen, D.; Schlaepfer, R. (2001). “A wolf habitat suitability prediction study in Valais (Switzerland)”. Landscape and Urban Planning. 55: 55–65. doi:10.1016/s0169-2046(01)00119-0.
  6. ^ Wozencraft, W. C. (2005). “Order Carnivora”. Trong Wilson, D. E.; Reeder, D. M. (biên tập). Mammal Species of the World: A Taxonomic and Geographic Reference . Johns Hopkins University Press. ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  7. ^ Wayne, R. K.; và đồng nghiệp (1992). “Mitochondrial DNA variability of the gray wolf: genetic consequences of population decline and habitat fragmentation on genetic variability”. Conservation Biology. 6 (4): 559–69. doi:10.1046/j.1523-1739.1992.06040559.x.
  8. ^ Randi, E.; và đồng nghiệp (2000). “Mitochondrial DNA variability in Italian and east European wolves: Detecting the conseguences of small population size and hybridization”. Conservation Biology. 14 (2): 464–473. doi:10.1046/j.1523-1739.2000.98280.x.
  9. ^ Imbert, Camille; Caniglia, Romolo; Fabbri, Elena; Milanesi, Pietro; Randi, Ettore; Serafini, Matteo; Torretta, Elisa; Meriggi, Alberto (2016). “Why do wolves eat livestock?”. Biological Conservation. 195: 156. doi:10.1016/j.biocon.2016.01.003.
  10. ^ Nowak, R. M.; Federoff, N. E. (2002). “The systematic status of the Italian wolf Canis lupus”. Acta Theriologica. 47 (3): 333–338. doi:10.1007/bf03194151.
  11. ^ Viviani, Alessia; Gazzola, Andrea; Scandura, Massimo (2006), “Il Lupo: Un predatore sociale ed adattabile”, trong Apollonio, Marco; Mattioli, Luca (biên tập), Il Lupo in provincia di Arezzo (bằng tiếng Ý), Montepulciano (SI): Editrice Le Balze, tr. 29–43.
  12. ^ (tiếng Ý) Ciucci, P. & Boitani, L. (2003) Il Lupo Canis lupus Linnaeus, 1758, in L. Boitani, S. Lovari, A. Vigna Taglianti (eds), Fauna d’Italia: Mammalia III, Carnivora-Artiodactyla, Calderini, Bologna, pp. 20-47

Tham khảo

sửa