Rubidi superoxide
Rubidi superoxide hoặc rubidi hyperoxide là một hợp chất vô cơ có công thức RbO2. Về trạng thái oxy hóa, superoxide có điện tích âm và rubidi có điện tích dương nên công thức cấu tạo của nó là (Rb+)(O2-)[2].
Rubidi superoxide | |
---|---|
Nhận dạng | |
Số CAS | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | RbO2 |
Bề ngoài | Chất rắn màu vàng tươi[1] |
Điểm nóng chảy | |
Điểm sôi | |
Cấu trúc | |
Cấu trúc tinh thể | Cấu trúc CaC2 bị biến dạng[2] |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Điều chế
sửaNó có thể được điều chế bằng cách cho rubidi tác dụng từ từ với khí oxy[3]:
- Rb + O2 → RbO2
Giống như các hyperoxide kiềm khác, dạng tinh thể của nó cũng có thể được phát triển trong dung dịch amonia[4].
Trong nhiệt độ từ 280 đến 360 °C, rubidi superoxide sẽ bị phân hủy, không để lại rubidi sesquioxide (Rb2O3), mà là rubidi peroxide (Rb2O2)[3]:
- RbO2 → 1/2R2O2 + 1/2O2
Một hợp chất giàu oxy, rubidi ozonide (RbO3) có thể được tạo ra bằng cách sử dụng RbO2[5].
Tính chất
sửaNói một cách đại khái, RbO2 có cấu trúc tinh thể tương tự như calci carbide, nhưng bị biến dạng do hiệu ứng Jahn–Teller, làm cho cấu trúc tinh thể kém đối xứng với nhau[2].
RbO2 ổn định trong không khí khô, nhưng có tính hút ẩm mạnh[3].
Hợp chất này đã được nghiên cứu như một ví dụ về từ tính[6]. RbO2 đã được dự đoán là một chất cách điện thuận từ[7]. Ở nhiệt độ thấp, nó chuyển sang trật tự phản sắt từ[2].
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ Astuti, Fahmi; Miyajima, Mizuki; Fukuda, Takahito; Kodani, Masashi; Nakano, Takehito; Kambe, Takashi; Watanabe, Isao (2019). “Synthesis and Characterization of Magnetic Rubidium Superoxide, RbO2”. Materials Science Forum. Trans Tech Publications, Ltd. 966: 237–242. doi:10.4028/www.scientific.net/msf.966.237. ISSN 1662-9752.
- ^ a b c d Labhart, M.; Raoux, D.; Känzig, W.; Bösch, M. A. (1 tháng 7 năm 1979). “Magnetic order in 2p-electron systems: Electron paramagnetic resonance and antiferromagnetic resonance in the alkali hyperoxides KO2, RbO2, and CsO2”. Physical Review B. American Physical Society (APS). 20 (1): 53–70. doi:10.1103/physrevb.20.53. ISSN 0163-1829.
- ^ a b c Kraus, D. L.; Petrocelli, A. W. (1962). “The Thermal Decomposition of Rubidium Superoxide”. The Journal of Physical Chemistry. American Chemical Society (ACS). 66 (7): 1225–1227. doi:10.1021/j100813a003. ISSN 0022-3654.
- ^ Busch, G.; Strässler, S. biên tập (1974). “Magnetische und kalorische Eigenschaften von Alkali-Hyperoxid-Kristallen”. Physics of Condensed Matter. Berlin, Heidelberg: Springer Berlin Heidelberg. tr. 267-291. doi:10.1007/978-3-662-39595-0. ISBN 978-3-662-38713-9.
- ^ Vol'nov, I. I.; Dobrolyubova, M. S.; Tsentsiper, A. B. (1966). “Synthesis of rubidium ozonide via rubidium superoxide”. Bulletin of the Academy of Sciences, USSR Division of Chemical Science. Springer Science and Business Media LLC. 15 (9): 1611–1611. doi:10.1007/bf00848934. ISSN 0568-5230.
- ^ Kováčik, Roman; Ederer, Claude (26 tháng 10 năm 2009). “Correlation effects in p-electron magnets: Electronic structure of RbO2 from first principles”. Physical Review B. American Physical Society (APS). 80 (14): 140411. arXiv:0905.3721. doi:10.1103/physrevb.80.140411. ISSN 1098-0121.
- ^ Kováčik, Roman; Werner, Philipp; Dymkowski, Krzysztof; Ederer, Claude (17 tháng 8 năm 2012). “Rubidium superoxide: A p-electron Mott insulator”. Physical Review B. American Physical Society (APS). 86 (7): 075130. arXiv:1206.1423. doi:10.1103/physrevb.86.075130. ISSN 1098-0121.