[go: up one dir, main page]

Tổng thống Iran

người đứng đầu chính phủ của Iran

Tổng thống Iran là chức vụ Nhà nước dân cử cao nhất ở Cộng hòa Hồi giáo Iran và là vị trí quyền lực lớn thứ hai ở Iran sau Lãnh tụ tối cao Iran. Đương kim Tổng thống Iran là Masoud Pezeshkian.

Tổng thống
Cộng hòa Hồi giáo Iran
Biểu trưng Văn phòng Tổng thống Iran
Đương nhiệm
Masoud Pezeshkian

từ TBA
Kính ngữNgài tổng thống
Cương vịĐứng đầu chính phủ Iran
Dinh thựSa'dabad Palace, Tehran
Bổ nhiệm bởingười dân
Nhiệm kỳBốn năm
(Được tái cử 1 lần)
Người đầu tiên nhậm chứcAbolhassan Banisadr
Thành lập4 tháng 2 năm 1980
Websitewww.president.ir

Tổng thống phải được sự chấp thuận chính thức của Lãnh tụ tối cao trước khi tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội Iran và Lãnh tụ tối cao có quyền bãi nhiệm tổng thống được bầu nếu tổng thống bị Quốc hội luận tội hoặc bị Tòa án tối cao kết tội vi phạm hiến pháp.[1]

Thẩm quyền

sửa

Theo Hiến pháp Iran, Tổng thống có các thẩm quyền hành pháp như ký kết các hiệp ước, hiệp định với các nước khác và các tổ chức quốc tế, các vấn đề về tổ chức nhà nước, ngân sách nhà nước, kế hoạch hóa, bổ nhiệm các bộ trưởng, tỉnh trưởng và đại sứ sau khi được Quốc hội phê chuẩn.[2] Tổng thống Iran đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Cách mạng Văn hóa và Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia.

Không giống như Tổng thống ở một số nước khác, Tổng thống Iran không có toàn quyền đối với chính sách đối ngoại, lực lượng vũ trang, hay chính sách hạt nhân. Các công việc này do Lãnh đạo tối cao nắm giữ.[3]

Nhiệm kỳ

sửa

Nhiệm kỳ của Tổng thống Iran kéo dài 4 năm, và không được giữ liên tục quá 2 nhiệm kỳ. Nhân dân Iran bầu ra Tổng thống bằng hình thức đầu phiếu trực tiếp. Trong trường hợp tổng thống đương nhiệm qua đời hay bị bãi nhiệm, Hiến pháp Iran quy định rằng Hội đồng Tổng thống sẽ tạm thời thay thế Tổng thống cho đến khi tổ chức xong bầu cử.

Danh sách Tổng thống Iran

sửa
Cộng hòa Hồi giáo Iran (từ năm 1979)
TT Tổng thống Thời gian tại vị Đảng phái Thủ tướng
Bắt đầu Kết thúc
Hiến pháp Iran lần thứ nhất (1979-1989)
1   Abolhassan Banisadr
سید ابوالحسن بنی‌صدر
(1933–2021)
4 tháng 2 năm 1980 21 tháng 6 năm 1981 Độc lập Mohammad Ali Rajai
Hội đồng Tổng thống được bổ nhiệm trong thời gian tạm thời (22 tháng 6 năm 1981 – 2 tháng 8 năm 1981)
2   Mohammad Ali Rajai
محمدعلی رجائی
(1933–1981)
2 tháng 8 năm 1981 30 tháng 8 năm 1981 Đảng Cộng hòa Hồi giáo (IRP) Mohammad Javad Bahonar
Hội đồng Tổng thống được bổ nhiệm trong thời gian tạm thời (30 tháng 8 năm 1981 – 9 tháng 10 năm 1981)
3   Ali Khamenei
علی خامنه ای
(sinh năm 1939)
13 tháng 10 năm 1981 3 tháng 8 năm 1989 Đảng Cộng hòa Hồi giáo (IRP)

Hiệp hội giáo sĩ chiến đấu (CCA)

Mir-Hossein Mousavi
Hiến pháp Iran lần thứ hai (1989-nay)
4   Akbar Hashemi Rafsanjani
اکبر هاشمی رفسنجانی
(1934–2017)
3 tháng 8 năm 1989 3 tháng 8 năm 1997 Hiệp hội giáo sĩ chiến đấu (CCA) Hassan Habibi
5   Mohammad Khatami
محمد خاتمی
(sinh năm 1943)
3 tháng 8 năm 1997 3 tháng 8 năm 2005 Hiệp hội các giáo sĩ chiến đấu(CC) Hassan Habibi

Mohammad Reza Aref

6   Mahmud Ahmadinezhad
محمود احمدی‌نژاد
(sinh năm 1956)
3 tháng 8 năm 2005 3 tháng 8 năm 2013 Liên minh những người xây dựng Hồi giáo Iran(ABII) Parviz DavoodiEsfandiar Rahim MashaeiMohammad Reza Rahimi
7   Hassan Rouhani
حسن روحانی
(sinh năm 1948)
3 tháng 8 năm 2013 3 tháng 8 năm 2021 Đảng Kiểm duyệt và Phát triển(MDP) Eshaq Jahangiri
8   Ebrahim Raisol-Sadati
ابراهیم رئیسی
(1960–2024)
3 tháng 8 năm 2021 19 tháng 5 năm 2024 Hiệp hội giáo sĩ chiến đấu (CCA)
9   Masoud Pezeshkian
مسعود پزشکیان
(1954–)
TBA Đương nhiệm Chính trị gia độc lập

Các cựu Tổng thống còn sống

sửa
Tên Hình Nhiệm Kỳ Tuổi
Ali Khamenei   1981–1989 17 tháng 7, 1939 (85 tuổi)
Mohammad Khatami   1997–2005 29 tháng 9, 1943 (81 tuổi)
Mahmud Ahmadinezhad   2005–2013 28 tháng 10, 1956 (68 tuổi)
Hassan Rouhani   2013–2021 12 tháng 11, 1948 (76 tuổi)

Tham khảo

sửa
  1. ^ Erdbrink, Thomas (25 tháng 10 năm 2011). “Iran's supreme leader floats proposal to abolish presidency”. Washington Post (bằng tiếng Anh). ISSN 0190-8286. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ Hiến pháp Iran, chương IX, mục 1 và 2.
  3. ^ Hiến pháp Iran, điều 110.

Liên kết ngoài

sửa

Xem thêm

sửa