[go: up one dir, main page]

Tân cổ điển là một trào lưu nghệ thuật trang trí, nghệ thuật thị giác, văn học, âm nhạckiến trúc lấy cảm hứng từ văn hóa và nghệ thuật cổ điển phương Tây (thường là của Hy Lạp cổ đạiLa Mã cổ đại). Trào lưu này thống trị bắc Âu từ giữa thế kỷ 18 tới cuối thế kỷ 19. Tân cổ điển trong văn hóa, nghệ thuật và kiến trúc, phát triển như một lời đáp trả đối với Rococo, một trào lưu được cho là quá lố và nông cạn.[1] Về mặt kiến trúc, trào lưu Tân cổ điển có những nét tương đồng với kiến trúc cổ điển và kiến trúc Phục hưng, bao gồm tính trật tự và giản đơn, về mặt nghệ thuật, trào lưu này được khuôn mẫu theo những tác phẩm của thế giới cổ điển, thường bao gồm các đề tài chính trị về chiến tranh và lòng dũng cảm.[2]

Trung tâm nhạc giao hưởng Schermerhorn
Một bức tranh hội họa theo trường phái Tân Cổ điển ở châu Âu của họa sĩ John William Godward

Chú thích

sửa
  1. ^ http://www.huntfor.com/arthistory/c17th-mid19th/rococo.htm
  2. ^ “Art in Neoclassicism”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập 14 tháng 2 năm 2015.

Liên kết

sửa