[go: up one dir, main page]

Ngành Thông

ngành thực vật
(Đổi hướng từ Pinophyta)

Ngành Thông (danh pháp khoa học: Pinophyta) nhiều tài liệu tiếng Việt cũ còn gọi là ngành Hạt trần (Gymnospermae),[1] gồm các loài cây thân gỗ lớn hoặc nhỡ, ít khi là cây bụi hoặc dây leo thân gỗ. Lá hình vảy, hình kim, hình dải, ít khi hình quạt, hình trái xoan hoặc hình lông chim.

Ngành Thông
Thực vật ngành Thông
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Thực vật
Phân giới (subregnum)Embryophyta
Nhánh Tracheophyta
Nhánh Spermatophyta
Ngành (divisio)Pinophyta
Lớp (class)Pinopsida
Các bộ & họ
Danh pháp đồng nghĩa

Coniferophyta

Coniferae

Cơ quan sinh sản thường đơn tính, có cấu tạo nón khác với cấu tạo hoa, gồm các lá bào tử xếp xoắn ốc hoặc xếp vòng trên một trục ngắn có dạng nón. Thụ phấn nhờ gió, ít khi nhờ côn trùng. Lá noãn mở không bao hạt, mang một đến nhiều lá noãn ở nách hoặc mép. Hạt có phôi thẳng, mang một đến nhiều lá mầm.

Gỗ tương đối mềm, chỉ có quản bào chưa có mạch gỗ và sợi gỗ.

Nguồn gốc tiến hóa

sửa

Thực vật ngành Thông phát sinh từ kỷ Devon trong đại Cổ Sinh, phát triển mạnh ở kỷ Than đá, kỷ Permi và giảm dần từ kỷ Tam điệp trong đại Trung Sinh. Nhiều loài hiện đã tuyệt diệt hoặc thu hẹp phạm vi phân bố. Người ta tìm thấy nhiều mẫu hóa thạch của thực vật ngành thông có niên đại cacbon từ khoảng 300 triệu năm trở lại đây. Những loài còn xuất hiện ngày này cũng có hóa thạch tìm được có niên đại tới 60-120 triệu năm và người ta gọi chúng là những loài thực vật cổ.

Hệ thống phân loại

sửa
 
Cây phát sinh của ngành Thông theo A. Farjon và C. J. Quinn & R. A. Price (2003). Ngành Thông gồm 7 họ

Ngày nay, theo nhiều quan điểm phân loại khác nhau thì ngành thông có khoảng 6-8 họ với khoảng 65-70 chi và 600-650 loài[2][3]. Bảy họ thường được công nhận như trong biểu đồ ở bên phải. Tuy nhiên, trong một vài diễn giải thì họ Cephalotaxaceae có thể được gộp trong họ Taxaceae, còn một số tác giả thì lại công nhận thêm cả Phyllocladaceae như là một họ độc lập với Podocarpaceae (trong biểu đồ này nó được gộp trong Podocarpaceae). Họ Taxodiaceae tại đây được coi là một phần của họ Cupressaceae, nhưng nó đã từng được công nhận rộng rãi trong quá khứ và có thể vẫn còn được ghi nhận trong nhiều sách hướng dẫn thực địa. Một hệ thống phân loại mới và trình tự tuyến tính dựa trên các dữ liệu phân tử có thể tìm thấy trong bài báo của Christenhusz và ctv (2011).[4]

Trong ngành Thông trước đây người ta phân thành 7 bộ, nhưng qua kiểm tra gen thì các bộ Taxales, Araucariales[5], và Cupressales[6] được xếp vào bộ Thông (Pinales). Bộ Thông cùng với 3 bộ khác là Cordaitales, VojnovskyalesVoltziales tạo thành ngành Thông.

Pinaceae

Araucariaceae

Podocarpaceae

Sciadopityaceae

Cupressaceae

Cephalotaxaceae

Taxaceae

Xem thêm

sửa

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Tên gọi này là không chính xác theo quan điểm của phát sinh loài hiện đại, do ngành này chỉ là một trong số 4 ngành của thực vật hạt trần, cùng với các ngành Bạch quả, Dây gắm và Tuế, nếu gộp chung lại thì đây là một nhóm cận ngành. Xem bài Thực vật hạt trần.
  2. ^ “Catalogue of Life: 2007 Annual checklist - Conifer database”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ Lott J., Liu J., Pennell K., Lesage A. & West M. (9/2002). Iron-rich particles and globoids in embryos of seeds from phyla Coniferophyta, Cycadophyta, Gnetophyta, and Ginkgophyta: characteristics of early seed plants. Canadian Journal of Botany, 80(9), 954–961, doi:10.1139/b02-083.
  4. ^ Christenhusz M.J.M., Reveal J., Farjon A., Gardner M.F., Mill R.R. & Chase, M.W. (2011) A new classification and linear sequence of extant gymnosperms. Phytotaxa 19: 55–70.
  5. ^ Nizam U. Khan, W.H. Ansari, J.N. Usmani, M. Ilyas, W. Rahman, 1971, Biflavonyls of the araucariales, Phytochemistry, 10(9), 2129-2131, doi:10.1016/S0031-9422(00)97208-X
  6. ^ V.P. Arya, H. Erdtman, T. Kubota, 1961, Chemistry of the natural order cupressales—41: The structure and stereochemistry of communic acid, Tetrahedron, 16(1-4), 255-263, doi:10.1016/0040-4020(61)80076-8

Liên kết ngoài

sửa