Ngụy biện
Ngụy biện là việc sử dụng lập luận sai, không hợp lý, cố ý hoặc không cố ý vi phạm các quy tắc logic trong suy luận.[1] Một lý luận ngụy biện có thể có ý lừa đảo suy luận bằng cách làm cho sự việc có vẻ tốt hơn so với thực tế. Một số ngụy biện cố ý để nhằm mục đích thao túng, đánh lạc hướng người nghe, người đọc, làm cho họ nhầm tưởng cái sai là đúng hoặc cái đúng là sai.
Những sai lầm cố ý hoặc không cố ý trong suy luận do cẩu thả, thiếu hiểu biết, trái với logic được gọi là ngụy biện.
Ngụy biện khi bị lạm dụng có thể trở thành thói quen, khiến cho tư duy trở nên sai trái, lệch lạc. Người có lối tư duy nguỵ biện có thể không phân biệt được đúng sai, nhiều trường hợp cho rằng mình luôn đúng.[2]
Khái quát
sửaNgụy biện là những kiểu lập luận sai lầm khiến cho các lập luận không hợp lý về mặt logic.[3] Theo Sổ tay mới về các kỹ thuật trị liệu nhận thức (The New Handbook of Cognitive Therapy Techniques), phép ngụy biện bao gồm "những khẳng định không có căn cứ thường được đưa ra với một niềm tin khiến chúng nghe như thể chúng là sự thật đã được chứng minh.".[4] Các phép ngụy biện phi hình thức được thấy sử dụng thường xuyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình và báo chí.[5] Việc hiểu rõ phép ngụy biện có thể cho phép một người nhận ra chúng trong văn bản của chính mình hoặc của người khác. Tránh ngụy biện có thể giúp cải thiện khả năng của một người trong việc đưa ra những lập luận hợp lý.[6]
Khó để có thể đánh giá liệu một lập luận có phải là ngụy biện hay không vì các lập luận tồn tại theo một chuỗi tính hợp lý và một lập luận có nhiều giai đoạn hoặc nhiều phần có thể có một số phần hợp lý và một số phần sai.[7] Hơn nữa, việc một lập luận cụ thể có ngụy biện hay không thường phụ thuộc vào nội dung hơn là hình thức của lập luận. Có thể thấy "các lập luận sai lầm thường có vẻ ngoài lừa bịp để trở thành các lập luận tốt, bởi vì đối với hầu hết các trường hợp ngụy biện của một dạng lập luận, có thể tìm thấy ở một trường hợp tương tự nhưng không ngụy biện.".[8] Do đó, việc đánh giá một trường hợp nào đó của một dạng lập luận có phải là ngụy biện hay không hầu như luôn luôn phải đánh giá dựa trên bối cảnh của lập luận.
Phân loại ngụy biện
sửaNhà triết học người Hy Lạp Aristotle là người đầu tiên hệ thống hóa các dạng ngụy biện thành danh mục. [9] Văn bản "Sophistical Refutations" (De Sophisticis Elenchis) của Aristotle xác định ra mười ba loại ngụy biện. Các nhà logic học sau này xác định thêm hàng chục loại ngụy biện khác nữa.
Ngụy biện thường được phân ra làm ngụy biện hình thức (formal fallacy) và ngụy biện phi hình thức (informal fallacy). Ngụy biện hình thức là ngụy biện chỉ bởi hình thức logic của nó. Trong khi, ngụy biện phi hình thức là ngụy biện vừa bởi hình thức vừa bởi nội dung của nó.[10]
Một vài loại ngụy biện
sửa- Ngụy biện công kích cá nhân (ad hominem)
Loại nguỵ biện công kích, đả kích đối phương nhằm giảm uy tín lập luận của đối phương.
"Anh nói tôi làm sai sao anh không nhìn lại bản thân mình đi? Hồi trước anh cũng abc, xyz..."
- Ngụy biện kết luận vội vã (jumping to conclusions)
Loại ngụy biện đưa ra vài dữ kiện, nhận định không đầy đủ và đi đến kết luận vội vã, thiếu logic, thiếu chính xác.
- Ngụy biện khái quát hóa có khiếm khuyết (faulty generalization) hay ngụy biện khái quát hóa vội vã (hasty generalization)
Chỉ dùng ví dụ cho vài trường hợp nhỏ để khái quát hóa cho cộng đồng. Mẫu S được lấy từ dân cư P. Mẫu S là một phần rất nhỏ trong dân P. Kết luận C được rút ra từ mẫu S.
- Ngụy biện "anh cũng vậy" (tu quoque)
- Ngụy biện viện dẫn thẩm quyền (appeal to authority)
- Ngụy biện lợi dụng cảm xúc (appeal to emotion)
Dùng các từ ngữ cảm tính để đánh vào cảm xúc, tâm lý của người đối thoại hay khán giả để giành được sự đồng thuận cho luận điểm. X phải là sự thật. Hãy tưởng tượng nó sẽ buồn như thế nào nếu nó không đúng sự thật.
- Nguỵ biện so sánh
Dùng những hình ảnh mang tính so sánh nhằm làm giảm sự nguy hại của vấn đề,tạo đối phương có cảm giác an toàn vì cũng có trường hợp làm sai như vậy.
- Người abc cũng làm những việc xyz kia kìa sao anh không nói?
- Tại sao phải dán nhãn "hút thuốc có hại" chỉ vì có nhiều người chết vì ung thư phổi? Tai nạn xe máy, ô tô ngày nào cũng có người chết kìa sao không dán nhãn lên những phương tiện đó đi?
- Ngụy biện người rơm (straw man)
Ngụy biện người rơm là một loại lập luận ngụy biện trong đó một người bóp méo hoặc trình bày sai lập luận của đối thủ để dễ dàng tấn công hoặc bác bỏ.
Xem thêm
sửa- Ngụy biện con bạc
- Ngụy biện người rơm
- Ngụy biện khái quát hóa có khiếm khuyết
- Ngụy biện lợi dụng cảm xúc
- Các vi phạm lập luận trong ngụy biện
- Hái anh đào (lỗi suy luận)
- Thầy bói xem voi
- Lập luận công kích cá nhân
- Thuyết âm mưu
- Tin giả
- Phủ nhận biến đổi khí hậu
- Phủ nhận HIV/AIDS
- Giả thuyết thế giới công bằng
- Lý giải
- Thiên kiến xác nhận
Tham khảo
sửa- ^ Frans, van Eemeren; Bart, Garssen; Bert, Meuffels (2009). “1”. Fallacies and judgements of reasonableness, Empirical Research Concerning the Pragma-Dialectical Discussion Rules (bằng tiếng Anh). Dordrecht: Springer Science+Business Media B.V. tr. 1. ISBN 978-90-481-2613-2.
- ^ “Ngụy biện”. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2016.
- ^ “Definition of fallacy | Dictionary.com”. www.dictionary.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2023.
- ^ McMullin, Rian E. (2000). The new handbook of cognitive therapy techniques. Rian E. McMullin . New York: W.W. Norton. ISBN 0-393-70313-4. OCLC 41580357. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
- ^ McMurtry, John (1 tháng 12 năm 1990). “The mass media: An analysis of their system of fallacy”. Interchange (bằng tiếng Anh). 21 (4): 49–66. doi:10.1007/BF01810092. ISSN 1573-1790. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
- ^ Man, Fallacy (14 tháng 3 năm 2017). “The importance of logical fallacies”. The Logic of Science (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2023.
- ^ DeLancey, Craig, Ph.D. (3 tháng 9 năm 2013). “Evaluating Arguments—Distinguishing between reasonable and fallacious tactics” (PDF). web.archive.org. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2023.
- ^ Damer, T. Edward (2009). Attacking faulty reasoning : a practical guide to fallacy-free arguments (ấn bản thứ 6). Australia: Wadsworth/Cengage Laerning. ISBN 978-0-495-09506-4. OCLC 239216648. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
- ^ Frans, van Eemeren; Bart, Garssen; Bert, Meuffels (2009). “1”. Fallacies and judgements of reasonableness, Empirical Research Concerning the Pragma-Dialectical Discussion Rules (bằng tiếng Anh). Dordrecht: Springer Science+Business Media B.V. tr. 2. ISBN 978-90-481-2613-2.
- ^ https://iep.utm.edu/fallacy/. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp)
- Fearnside, W. Ward and William B. Holther, Fallacy: The Counterfeit of Argument, 1959.
- Vincent F. Hendricks, Thought 2 Talk: A Crash Course in Reflection and Expression, New York: Automatic Press / VIP, 2005, ISBN 87-991013-7-8
- D. H. Fischer, Historians' Fallacies: Toward a Logic of Historical Thought, Harper Torchbooks, 1970.
- Warburton Nigel, Thinking from A to Z, Routledge 1998.
- T. Edward Damer. Attacking Faulty Reasoning, 5th Edition, Wadsworth, 2005. ISBN 0-534-60516-8
- Carl Sagan, "Thế giới bị quỷ ám". Ballantine Books, March 1997 ISBN 0-345-40946-9, 480 pgs. 1996 hardback edition: Random House, ISBN 0-394-53512-X, xv+457 pages plus addenda insert (some printings). Ch.12.
Đọc thêm
sửa- Ngụy biện triết học: http://triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/logic-hoc-tu-duy-phan-bien/nguy-bien_499.html
- Charles Leonard Hamblin, Fallacies, Methuen London, 1970. reprinted by Vale Press in 1998 as ISBN 0-916475-24-7.
- Hans V. Hansen; Robert C. Pinto (1995). Fallacies: classical and contemporary readings. Penn State Press. ISBN 978-0-271-01417-3.
- Frans van Eemeren; Bart Garssen; Bert Meuffels (2009). Fallacies and Judgments of Reasonableness: Empirical Research Concerning the Pragma-Dialectical Discussion. Springer. ISBN 978-90-481-2613-2.
- Doug Walton, Informal logic: A handbook for critical argumentation. Cambridge University Press, 1989.
- Douglas, Walton (1987). Informal Fallacies. Amsterdam: John Benjamins.
- Walton, Douglas (1995). A Pragmatic Theory of Fallacy. Tuscaloosa: University of Alabama Press.
- Walton, Douglas (2010). “Why Fallacies Appear to Be Better Arguments than They Are”. Informal Logic. 30 (2): 159–184.
- John Woods (logician) (2004). The death of argument: fallacies in agent based reasoning. Springer. ISBN 978-1-4020-2663-8.
- Phuong La Viet (2023). Whimsical Wisdom: Forty Shades of Comical Fallacies. ISBN 979-8-8907-4612-2.
Văn kiện lịch sử
- Aristoteles, On Sophistical Refutations, De Sophistici Elenchi. library.adelaide.edu.au
- William xứ Ockham, Summa of Logic (ca. 1323) Part III.4.
- Jean Buridan, Summulae de dialectica Book VII.
- Francis Bacon, the doctrine of the idols in Novum Organum Scientiarum, Aphorisms concerning The Interpretation of Nature and the Kingdom of Man, XXIIIff Lưu trữ 2020-02-14 tại Wayback Machine. fly.hiwaay.net
- Arthur Schopenhauer, The Art of Controversy Lưu trữ 2004-06-23 tại Wayback Machine | Die Kunst, Recht zu behalten - The Art Of Controversy (bilingual) Lưu trữ 2002-12-15 tại Wayback Machine, (also known as "Schopenhauers 38 stratagems"). gutenberg.net
- John Stuart Mill, A System of Logic - Raciocinative and Inductive. Book 5, Chapter 7, Fallacies of Confusion. la.utexas.edu
Liên kết ngoài
sửa- FallacyFiles.org categorization of fallacies with examples
- Nikzor.org - 42 informal logical fallacies explained by Dr. Michael C. Labossiere (including examples)
- Humbug! The skeptic's field guide to spotting fallacies in thinking – textbook on fallacies. scribd.com
- List of fallacies with clear examples, infidels.org
- Interactive Syllogistic Machine A web based syllogistic machine for exploring fallacies, figures, and modes of syllogisms.
- Logical Fallacies and the Art of Debate, csun.edu
- LogicalFallacies.Info
- Stephen Downes Guide to the Logical Fallacies Lưu trữ 2006-10-06 tại Wayback Machine, onegoodmove.org
- Fallacy Explained at LiteraryDevices