[go: up one dir, main page]

Móng Cái

Thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh

Móng Cái là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.

Móng Cái
Thành phố thuộc tỉnh
Thành phố Móng Cái
Biểu trưng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhQuảng Ninh
Trụ sở UBNDĐường Hữu Nghị, phường Trần Phú
Phân chia hành chính7 phường, 9 xã
Thành lập
  • 20/7/1998: thành lập thị xã Móng Cái[1]
  • 24/9/2008: thành lập thành phố Móng Cái[2]
Loại đô thịLoại II
Năm công nhận2018[3]
Địa lý
Tọa độ: 21°31′37″B 107°58′1″Đ / 21,52694°B 107,96694°Đ / 21.52694; 107.96694
MapBản đồ thành phố Móng Cái
Móng Cái trên bản đồ Việt Nam
Móng Cái
Móng Cái
Vị trí thành phố Móng Cái trên bản đồ Việt Nam
Diện tích519,58 km²
Dân số (01/4/2019)
Tổng cộng108.553 người
Thành thị66.434 (61,2%)
Nông thôn42.119 (38,8%)
Mật độ209 người/km²
Khác
Mã hành chính194[4]
Biển số xe14-K1
Websitemongcai.gov.vn

Thành phố nằm bên bờ sông Ka Long, cách thành phố Hạ Long 178 km. Móng Cái giáp với Trung Quốc, có đường biên giới trên biển và đất liền dài hơn 70 km[5].

Từ nguyên

sửa

Tên gọi Móng Cái bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông "mong gâi" (âm đọc được ghi bằng Việt bính). "Mong gâi" là âm tiếng Quảng Tây của Mang Nhai, viết bằng chữ Hán là 硭街. "Nhai" 街 có nghĩa là phố, "mang" 硭 là phiên âm của từ "mường" trong tiếng Tày Nùng, "Mường Nhai" 硭街 dịch sát nghĩa từng chữ là "phố mường", tức con phố nằm trên đất của một mường của người Tày Nùng.

Địa lý

sửa

Vị trí địa lý

sửa
 
Cửa khẩu Móng Cái

Thành phố Móng Cái nằm ở phía đông bắc của tỉnh Quảng Ninh[6], với toạ độ địa lý từ 21002' đến 21038' vĩ độ bắc; từ 107009' đến 10807' kinh độ đông[7]. Thành phố có vị trí địa lý:

Thành phố Móng Cái cách thủ đô Hà Nội 316 km về phía đông bắc, cách thành phố Uông Bí 193 km về phía đông, cách thành phố Hạ Long 160 km về phía đông và cách thành phố Cẩm Phả 123 km về phía đông.

Điều kiện tự nhiên

sửa

Địa hình thành phố Móng Cái ở phía tây bắc là đồi núi, địa hình thoải dần ra biển với có 50 km đường bờ biển. Địa hình có dạng đồi núi, trung du và ven biển, bị chia cắt khá phức tạp, hình thành 3 vùng rõ rệt là vùng núi cao phía Bắc, vùng trung du ven biển và vùng hải đảo. Móng Cái có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của biển nên nóng ẩm và mưa nhiều. Móng Cái có ba con sông chính là Sông Ka Long, Sông Tràng Vinh và sông Pạt Cạp. Trong đó, Sông Ka Long bắt nguồn từ Trung Quốc ở độ cao 700 mét, có dộ dài 700 km đổ ra Biển Đông. Sông Tràng Vinh dài trên 20 km, chảy qua Hồ Tràng Vinh rồi đổ ra biển[7].

Móng Cái là thành phố cửa khẩu nằm dọc theo bờ biển, hầu hết dân cư sinh sống dọc theo đới bờ, trên hạ lưu các con sông. Đất đai ở đây được chia thành 10 nhóm đất chính gồm có đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất có tầng sét, đất xám, đất nâu tím, đất vàng đỏ, đất tầng mỏng, đất nhân tác[7].

Khí hậu

sửa
Dữ liệu khí hậu của Móng Cái
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 27.0
(80.6)
29.8
(85.6)
30.5
(86.9)
33.1
(91.6)
34.4
(93.9)
38.8
(101.8)
37.1
(98.8)
37.3
(99.1)
36.9
(98.4)
34.4
(93.9)
32.0
(89.6)
29.3
(84.7)
38.8
(101.8)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 18.4
(65.1)
18.9
(66.0)
21.7
(71.1)
25.8
(78.4)
29.5
(85.1)
31.0
(87.8)
31.3
(88.3)
31.3
(88.3)
30.9
(87.6)
28.6
(83.5)
25.1
(77.2)
21.1
(70.0)
26.1
(79.0)
Trung bình ngày °C (°F) 14.9
(58.8)
15.9
(60.6)
18.9
(66.0)
23.0
(73.4)
26.4
(79.5)
27.9
(82.2)
28.2
(82.8)
27.8
(82.0)
27.0
(80.6)
24.4
(75.9)
20.6
(69.1)
16.7
(62.1)
22.6
(72.7)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) 12.4
(54.3)
13.7
(56.7)
16.8
(62.2)
20.8
(69.4)
23.8
(74.8)
25.4
(77.7)
25.6
(78.1)
25.2
(77.4)
24.1
(75.4)
20.3
(68.5)
17.3
(63.1)
13.3
(55.9)
19.9
(67.8)
Thấp kỉ lục °C (°F) 1.1
(34.0)
3.3
(37.9)
4.7
(40.5)
9.3
(48.7)
14.6
(58.3)
18.8
(65.8)
19.9
(67.8)
20.7
(69.3)
16.4
(61.5)
10.8
(51.4)
3.0
(37.4)
2.1
(35.8)
1.1
(34.0)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 46.5
(1.83)
42.8
(1.69)
59.8
(2.35)
122.6
(4.83)
272.2
(10.72)
448.3
(17.65)
593.3
(23.36)
469.4
(18.48)
313.1
(12.33)
182.6
(7.19)
73.9
(2.91)
36.9
(1.45)
2.661
(104.76)
Số ngày mưa trung bình 9.7 12.2 14.7 13.2 14.1 17.9 20.2 18.4 13.0 9.6 6.9 6.9 157.3
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 80.3 84.2 86.9 87.2 86.0 86.8 86.6 86.7 83.3 79.6 77.2 76.2 83.5
Điểm sương trung bình °C (°F) 9.4
(48.9)
13.2
(55.8)
16.8
(62.2)
20.8
(69.4)
23.8
(74.8)
24.9
(76.8)
25.3
(77.5)
25.0
(77.0)
20.7
(69.3)
16.8
(62.2)
15.7
(60.3)
13.6
(56.5)
18.4
(65.1)
Số giờ nắng trung bình tháng 73.1 48.9 50.5 86.2 157.1 149.2 173.4 171.0 185.8 184.9 151.8 177.6 1.552,2
Phần trăm nắng có thể 58.0 59.5 55.3 55.6 59.8 65.5 67.0 65.4 52.9 60.6 55.2 57.3 58.9
Nguồn 1: Vietnam Institute for Building Science and Technology[9]
Nguồn 2: The Yearbook of Indochina [10]

Hành chính

sửa

Thành phố Móng Cái có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó bao gồm 7 phường: Bình Ngọc, Hải Hòa, Hải Yên, Ka Long, Ninh Dương, Trà Cổ, Trần Phú và 9 xã: Bắc Sơn, Hải Đông, Hải Sơn, Hải Tiến, Hải Xuân, Quảng Nghĩa, Vạn Ninh, Vĩnh Thực, Vĩnh Trung.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Móng Cái
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Phường (8)
Bình Ngọc 11,1 10.250
Hải Hòa 39 13.720
Hải Yên 48,63 11.830
Hòa Lạc 0,72 9.740
Ka Long 1,53 10.480
Ninh Dương 12,3 9.860
Trà Cổ 14 8.820
Trần Phú 0,97 9.530
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Xã (9)
Bắc Sơn 49,773 2.760
Hải Đông 43,961 7.850
Hải Sơn 82,869 2.220
Hải Tiến 34,281 6.720
Hải Xuân 14,32 2.940
Quảng Nghĩa 62,74 3.850
Vạn Ninh 60,13 7.160
Vĩnh Thực 18,37 3.770
Vĩnh Trung 27,814 3.520

Lịch sử

sửa

Đầu thế kỷ XIX, là tổng Vạn Ninh, tổng Bát Tràng và một phần tổng Hà Môn thuộc châu Vạn Ninh, phủ Hải Đông, trấn An Quảng. Từ năm 1906, Móng Cái là tỉnh lỵ của tỉnh Hải Ninh[11]. Vào cuối thời Pháp thuộc, Móng Cái là thủ phủ của Xứ Nùng tự trị từ năm 1947 đến 1954. Ngày 2 tháng 8 năm 1954, Móng Cái hoàn toàn được giải phóng[12].

Ngày 1 tháng 2 năm 1955, thị xã Móng Cái được tái lập và trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hải Ninh.

Ngày 28 tháng 7 năm 1958, Bộ Nội vụ ban hành Nghị định số 240-NV[13]. Theo đó, đổi tên 7 xã thuộc huyện Móng Cái: Xuân Lạn Nam đổi tên thành Xuân Lạn; Xuân Lạn Nùng đổi tên thành Xuân Hải; Xuân Lạn Nội đổi thành Xuân Hòa; Vĩnh Thực Nam đổi tên thành Vĩnh Thực; Vĩnh Thực Nùng đổi tên thành Vĩnh Trang; Quất Đông Nam đổi tên thành Quất Đông; Quất Đông Nùng đổi tên thành Dân Tiến.

Ngày 30 tháng 10 năm 1963, tỉnh Hải Ninh hợp nhất với khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh[14], thị xã Móng Cái và huyện Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 2 tháng 7 năm 1964, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 106-CP chuyển thị xã Móng Cái thành thị trấn Móng Cái thuộc huyện Móng Cái.[15]

Huyện Móng Cái gồm thị trấn Móng Cái (huyện lỵ) và 19 xã: Bình Ngọc, Dân Tiến, Đoan Tinh, Lục Lầm, Lục Phủ, Ninh Dương, Pò Hèn, Quất Đông, Thán Phún, Trà Cổ, Tràng Vinh, Vạn Ninh, Vạn Xuân, Vĩnh Thực, Vĩnh Trung, Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Lạn, Xuân Ninh.

Ngày 16 tháng 1 năm 1979, Chính phủ ban hành Quyết định 17-CP[16] hợp nhất các xã thuộc huyện Móng Cái: hợp nhất 4 xã Pò Hèn, Thán Phún, Lục Phủ và Tràng Vinh thành thị trấn nông trường Hải Sơn; hợp nhất 3 xã Xuân Hòa, Xuân Hải, Lục Lầm thành thị trấn nông trường Hải Hòa; hợp nhất 3 xã Xuân Lạn, Xuân Ninh, Vạn Xuân thành xã Hải Xuân; đổi tên các xã: Dân Tiến thành Hải Tiến, Quất Đông thành Hải Đông, Đoan Tinh thành Hải Yên và đổi tên thị trấn Móng Cái thành thị trấn Hải Ninh.

Ngày 18 tháng 1 năm 1979, huyện Móng Cái đổi tên thành huyện Hải Ninh.[17]

Tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc tấn công ồ ạt qua biên giới, Móng Cái bị thiệt hại nặng.

Ngày 10 tháng 9 năm 1981, chuyển xã Quảng Nghĩa thuộc huyện Quảng Hà (nay là 2 huyện Đầm Hà và Hải Hà) về huyện Hải Ninh[18]. Từ đó, huyện Hải Ninh có 14 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hải Ninh, các thị trấn Nông trường Hải Sơn, Hải Hòa và 11 xã: Bình Ngọc, Hải Đông, Hải Tiến, Hải Xuân, Hải Yên, Ninh Dương, Quảng Nghĩa, Trà Cổ, Vạn Ninh, Vĩnh Thực, Vĩnh Trung.

Từ năm 1991, sau khi quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc trở lại bình thường thì sự trao đổi buôn bán qua cửa khẩu Bắc Luân ngày càng tăng lên.

Ngày 28 tháng 5 năm 1991, đổi lại tên thị trấn Hải Ninh thành thị trấn Móng Cái.

Ngày 1 tháng 8 năm 1994, giải thể thị trấn nông trường Hải Hòa để thành lập xã Hải Hòa.[19]

Ngày 28 tháng 10 năm 1996, đảo Trần (hoặc đảo Chằn) thuộc huyện Hải Ninh được giao về huyện Cô Tô quản lý.[20]

Cuối năm 1997, huyện Hải Ninh có 2 thị trấn: Móng Cái (huyện lỵ), Nông trường Hải Sơn và 12 xã: Bình Ngọc, Hải Đông, Hải Hòa, Hải Tiến, Hải Xuân, Hải Yên, Ninh Dương, Quảng Nghĩa, Trà Cổ, Vạn Ninh, Vĩnh Thực, Vĩnh Trung.

Ngày 20 tháng 7 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/1998/NĐ-CP[1]. Theo đó:

  • Tái lập thị xã Móng Cái trên cơ sở toàn bộ 52.000 ha diện tích tự nhiên và 57.838 người của huyện Hải Ninh
  • Giải thể thị trấn Móng Cái để thành lập 3 phường: Ka Long, Trần Phú, Hòa Lạc
  • Chuyển 2 xã Ninh Dương và Trà Cổ thành 2 phường có tên tương ứng
  • Giải thể thị trấn nông trường Hải Sơn để thành lập xã Hải Sơn.

Thị xã Móng Cái có 5 phường: Hòa Lạc, Ka Long, Ninh Dương, Trà Cổ, Trần Phú và 11 xã: Bình Ngọc, Hải Đông, Hải Hòa, Hải Sơn, Hải Tiến, Hải Xuân, Hải Yên, Quảng Nghĩa, Vạn Ninh, Vĩnh Thực, Vĩnh Trung.

Ngày 1 tháng 10 năm 2003, chia xã Hải Sơn thành 2 xã: Hải Sơn và Bắc Sơn.[21]

Ngày 6 tháng 4 năm 2007, chuyển 2 xã Hải Hòa và Hải Yên thành 2 phường có tên tương ứng.[22]

Ngày 8 tháng 6 năm 2007, Bộ xây dựng ban hành Quyết định số 864/QĐ-BXD công nhận thị xã Móng Cái là đô thị loại III.[23]

Ngày 24 tháng 9 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 03/NĐ-CP thành lập thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở toàn bộ 51.827,8 ha diện tích tự nhiên và 108.016 người của thị xã Móng Cái.[2]

Ngày 5 tháng 2 năm 2010, chuyển xã Bình Ngọc thành phường Bình Ngọc.[24]

Thành phố Móng Cái có 8 phường và 9 xã.

Ngày 19 tháng 9 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1206/QĐ-TTg công nhận thành phố Móng Cái là đô thị loại II.[3]

Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1199/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2024).[25] Theo đó, sáp nhập phường Hòa Lạc vào phường Trần Phú.

Thành phố Móng Cái có 7 phường và 9 xã như hiện nay.

Du lịch

sửa

Móng Cái có nhiều địa điểm tham quan các di tích danh thắng như bán đảo Trà Cổ, Bình Ngọc, đảo Vĩnh Trung - Vĩnh Thực, các khu rừng ngập mặn như Tràng Vinh, Quất Đông... Ngoài ra, du khách còn có thể thăm cửa khẩu Quốc tế Móng Cái và nhiều di tích khác như: đình Trà Cổ, chùa Nam Thọ, chùa Xuân Lan, mũi Sa Vĩ,...

Giao thông

sửa

quốc lộ 18 đi qua đến cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Đây cũng là điểm cuối của tuyến đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái.

Các địa danh, đường phố, công trình công cộng tại Móng Cái

sửa

Khu đô thị

sửa

Hiện nay trên địa bàn thành phố Móng Cái đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như: khu đô thị Hồng Vận, khu đô thị Phượng Hoàng, khu đô thị Taseco Móng Cái, khu đô thị Hải Xuân, khu đô thị Hải Yên,...

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b “Nghị định 52/1998/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh và thành lập các phường, xã thuộc thị xã”.
  2. ^ a b “Nghị định 03/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh”.
  3. ^ a b “Quyết định 1206/QĐ-TTg năm 2018 về công nhận thành phố Móng Cái là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ninh do Thủ tướng Chính phủ ban hành”.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ Móng Cái là một Thành phố biên giới, với hơn 70 km đường biên giới trên biển và đất liền tiếp giáp với Trung Quốc Lưu trữ 2012-10-22 tại Wayback Machine, UBND Thành phố Móng Cái.
  6. ^ Thành phố Móng Cái nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, Lưu trữ 2013-01-15 tại Wayback Machine, UBND Thành phố Móng Cái.
  7. ^ a b c Điều kiện tự nhiên tại Thành phố Móng Cái Lưu trữ 2013-03-29 tại Wayback Machine, UBND Thành phố Móng Cái.
  8. ^ Địa giới hành chính thành phố Móng Cái, Chính phủ Việt Nam.
  9. ^ “Vietnam Institute for Building Science and Technology” (PDF) (bằng tiếng Anh).
  10. ^ https://seadelt.net/Asset/Source/Document_ID-254_No-01.pdf Lưu trữ 10 tháng 5 2021 tại Wayback Machine [liên kết URL chỉ có mỗi PDF]
  11. ^ Móng Cái là tỉnh lị của tỉnh Hải Ninh cũ từ 1906. Lưu trữ 2021-01-16 tại Wayback Machine, Thế hệ trẻ Thanh Hóa.
  12. ^ Ngày 02/8/1954 lá cờ đỏ sao vàng của quần chúng cách mạng trong đã tung bay trên cột cờ đỉnh thành Tổ Sơn Lưu trữ 2014-11-07 tại Wayback Machine, UBND Thành phố Móng Cái.
  13. ^ “Nghị định 240-NV năm 1958 về việc đổi tên bảy xã thuộc huyện Móng Cái tỉnh Hải Ninh do Bộ Nội vụ ban hành”.
  14. ^ “Nghị quyết về việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng và sáp nhập xã Hữu Sản thuộc huyện Đình Lập, tỉnh Hải Ninh vào huyện Sơn Động, tỉnh Hà Bắc do Quốc hội ban hành”.
  15. ^ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2001). Địa chí Quảng Ninh - Tập 1. Nhà xuất bản Thế giới. tr. 32.
  16. ^ “Quyết định 17-CP về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã, thị trấn và đổi tên một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Quảng Ninh”.
  17. ^ “Quyết định số 22-CP đổi tên huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh thành huyện Hải Ninh”.
  18. ^ “Quyết định 63-HĐBT năm 1981 về việc phân vạch địa giới một số xã, phường và thị trấn thuộc tỉnh Quảng Ninh”.
  19. ^ Quyết định số 78-CP ngày 1/8/1994 của Chính phủ.
  20. ^ “Nghị định 66-CP năm 1996 về việc đổi tên phường Hạ Long (thuộc thành phố Hạ Long) và giao đảo Chằn của huyện Hải Ninh về huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) quản lý”.
  21. ^ “Nghị định 111/2003/NĐ-CP về việc thành lập phường, xã thuộc thành phố Hạ Long và thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh”.
  22. ^ “Nghị định 56/2007/NĐ-CP về việc thành lập phường Hải Hoà và phường Hải Yên thuộc thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh”.
  23. ^ Số: 864/QĐ-BXD. Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2007. QUYẾT ĐỊNH. Về việc công nhận thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh là đô thị loại III Lưu trữ 2013-12-03 tại Wayback Machine, Sở tài nguyên và môi trường Hòa Bình.
  24. ^ “Nghị quyết số 07/NQ-CP về việc thành lập các phường thuộc thành phố Hạ Long và thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh”.
  25. ^ “Nghị quyết số 1199/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 28 tháng 9 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2024.