Vay thế chấp
Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. |
Vay thế chấp là hình thức cho vay có đảm bảo tài sản, ví dụ: cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng nhà đất hay bằng chính ô tô mua, cho vay tiêu dùng cá nhân thế chấp sổ tiết kiệm… Quyền sở hữu tài sản vẫn còn với người đi vay, nhưng ngân hàng sẽ giữ giấy tờ liên quan và nếu người vay không thể trả được nợ cho ngân hàng phải chuyển sở hữu tài sản cho ngân hàng để thanh lý trừ nợ[1].
Vay thế chấp thường áp dụng với khoản vay lớn do có tài sản đảm bảo, lãi suất cho vay thấp hơn so với vay tín chấp.[2]
Các khoản vay dành cho doanh nghiệp thường áp dụng hình thức vay thế chấp với tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị, bất động sản. Các tài sản thường thế chấp là bất động sản như đất đai, nhà ở hoặc ô tô.
Khoản vay thế chấp thường áp dụng cho vay mua nhà thế chấp bằng chính nhà mua, vay mua xe thế chấp bằng xe mua, vay sản xuất kinh doanh thế chấp bằng bất động sản.
Vay vốn thế chấp bất động sản là việc mang tài sản của mình đi thế cho ngân hàng. Và được ngân hàng hỗ trợ một số vốn với hạn mức tương đương từ 70% đến 95% giá trị tài sản thực tế. Trong đó tài sản mà khách hàng mang thế chấp có thể là đất đai, nhà ở, xí nghiệp, công trình, tài sản gắn liền với đất. Bất động sản bao gồm đất đai và những gì liên quan dính liền không tách rời với đất.
Tham khảo
sửa- ^ thanhnien.vn (17 tháng 11 năm 2017). “Ngoài sổ đỏ, nhà đất thế chấp ngân hàng cần có thêm những giấy tờ gì?”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ tcct (14 tháng 9 năm 2023). “Lãi suất cho vay tín chấp, thế chấp thấp nhất thuộc về một ngân hàng tư nhân”. Tạp chí Công Thương. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.