Chư Sê
Chư Sê là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Gia Lai, Việt Nam.
Chư Sê
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Chư Sê | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Tây Nguyên | ||
Tỉnh | Gia Lai | ||
Huyện lỵ | thị trấn Chư Sê | ||
Trụ sở UBND | 761 Hùng Vương, thị trấn Chư Sê | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 14 xã | ||
Thành lập | 1981 | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Rmah H'Bé Nét | ||
Chủ tịch HĐND | (Khuyết) | ||
Bí thư Huyện ủy | Lý Anh Sang | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 13°43′0″B 108°3′51″Đ / 13,71667°B 108,06417°Đ | |||
| |||
Diện tích | 643 km² | ||
Dân số (2021) | |||
Tổng cộng | 123.962 người | ||
Thành thị | 40.080 người | ||
Mật độ | 172 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Gia Rai, Ba Na | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 633[1] | ||
Biển số xe | 81-P1 | ||
Số điện thoại | 02693.851.781 | ||
Số fax | 02693.851.781 | ||
Website | www | ||
Địa lý
sửaHuyện Chư Sê nằm ở phía nam tỉnh Gia Lai có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Mang Yang
- Phía đông nam giáp huyện Phú Thiện
- Phía tây giáp huyện Chư Prông
- Phía nam giáp huyện Chư Pưh
- Phía bắc giáp huyện Đak Đoa.
Chư Sê cách Pleiku 36 km về phía bắc. Quốc lộ 14 nối ngã ba Chư Sê với Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Từ ngã ba Chư Sê cũng có thể đi theo Tỉnh lộ 7 (nay là quốc lộ 25) đến thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Huyện Chư Sê có diện tích tự nhiên 643 km². Dân số năm 2021 là 123.962 người.[cần dẫn nguồn]
Hành chính
sửaHuyện Chư Sê có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Chư Sê (huyện lỵ) và 14 xã: Al Bá, Ayun, Bar Măih, Bờ Ngoong, Chư Pơng, Dun, Hbông, Ia Blang, Ia Glai, Ia Hlốp, Ia Ko, Ia Pal, Ia Tiêm, Kông Htok.
Lịch sử
sửaNgày 17 tháng 8 năm 1981, thành lập huyện Chư Sê trên cơ sở 5 xã: Ia Tiêm, Bờ Ngoong, Al Bá, HBông, Dun thuộc huyện Mang Yang và 7 xã: Ia Glai, Ia HLốp, Ia Blang, Ia Hrú, Ia Ko, Ia Le, Nhơn Hòa thuộc huyện Chư Prông.[2]
Khi mới thành lập, huyện Chư Sê thuộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum, gồm 12 xã: Al Bá, Bờ Ngoong, Dun, HBông, Ia Blang, Ia Glai, Ia HLốp, Ia Hrú, Ia Ko, Ia Le, Ia Tiêm và Nhơn Hòa.
Ngày 30 tháng 5 năm 1988, tách các làng Tiền Phong 1, Tiền Phong 2, Tiền Phong 3, Glan, Kê, Ngo, Ser (xã Ia Blang) và các làng Mỹ Thạch 1, Mỹ Thạch 2, Quốc lộ 25, Tốt Hangring, Tốt Dun Pêu (xã Dun) để thành lập thị trấn Chư Sê (thị trấn huyện lỵ).[3]
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Gia Lai được tái lập, huyện Chư Sê thuộc tỉnh Gia Lai.[4]
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, thành lập xã Ayun trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Al Bá.[5]
Ngày 9 tháng 11 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2000/NĐ-CP[6]. Theo đó:
- Thành lập xã Ia Phang trên cơ sở 12.710,5 ha diện tích tự nhiên và 5.214 nhân khẩu của xã Nhơn Hòa
- Thành lập xã Ia Dreng trên cơ sở 2.351,7 ha diện tích tự nhiên và 2.486 nhân khẩu của xã Ia Hrú.
Ngày 16 tháng 2 năm 2005, Chính phủ ban hành nghị định 17/2005/NĐ-CP[7]. Theo đó:
- Thành lập xã Ia Hla trên cơ sở 12.447 ha diện tích tự nhiên và 2.283 nhân khẩu của xã Ia Ko
- Thành lập xã Bar Măih trên cơ sở 4.761 ha diện tích tự nhiên và 3.866 nhân khẩu của xã Bờ Ngoong
- Thành lập xã Chư Pơng trên cơ sở 3.937,50 ha diện tích tự nhiên và 2.872 nhân khẩu của xã Ia Tiêm.
Ngày 21 tháng 4 năm 2006, thành lập xã Ia Blứ trên cơ sở 19.114,50 ha diện tích tự nhiên và 4.688 nhân khẩu của xã Ia Le.[8]
Ngày 17 tháng 4 năm 2008, Chính phủ ban hành nghị định 46/2008/NĐ-CP[9]. Theo đó:
- Thành lập thị trấn Nhơn Hòa trên cơ sở điều chỉnh 2.100 ha diện tích tự nhiên và 10.500 nhân khẩu của xã Nhơn Hòa
- Xã Nhơn Hòa còn lại 3.889,50 ha diện tích tự nhiên với 1.840 nhân khẩu và đổi tên thành xã Chư Don.
Cuối năm 2008, huyện Chư Sê bao gồm 2 thị trấn: Chư Sê, Nhơn Hòa và 19 xã: Al Bá, Ayun, Bar Măih, Bờ Ngoong, Chư Don, Chư Pơng, Dun, HBông, Ia Blang, Ia Blứ, Ia Dreng, Ia Glai, Ia Hla, Ia HLốp, Ia Hrú, Ia Ko, Ia Le, Ia Phang, Ia Tiêm.
Ngày 27 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành nghị quyết 43/NQ-CP[10]. Theo đó:
- Thành lập xã Ia Rong trên cơ sở điều chỉnh 2.311,18 ha diện tích tự nhiên và 4.518 nhân khẩu của xã Ia Hrú
- Thành lập xã Ia Pal trên cơ sở điều chỉnh 2.273,28 ha diện tích tự nhiên và 4.755 nhân khẩu của xã Dun
- Thành lập xã Kông HTok trên cơ sở điều chỉnh 1.107,9 ha diện tích tự nhiên và 908 nhân khẩu của xã Dun; 1.721,84 ha diện tích tự nhiên và 3.404 nhân khẩu của xã Al Bá
- Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Kông HTok có diện tích 2.829,64 ha và 4.312 người
- Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Ia Hrú còn lại 3.951,31 ha diện tích tự nhiên và 7.199 nhân khẩu
- Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Dun còn lại 1.993,64 ha diện tích tự nhiên và 3.462 nhân khẩu
- Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Al Bá còn lại 2.969 ha diện tích tự nhiên và 5.011 nhân khẩu
- Thành lập huyện Chư Pưh trên cơ sở tách thị trấn Nhơn Hòa và 8 xã: Ia Le, Ia Blứ, Ia Phang, Chư Don, Ia Dreng, Ia Hla, Ia Hrú, Ia Rong.
Huyện Chư Pưh có 71.695,02 ha diện tích tự nhiên và 54.890 nhân khẩu; có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 8 xã: Ia Le, Ia Blứ, Ia Phang, Chư Don, Ia Dreng, Ia Hla, Ia Hrú, Ia Rong và thị trấn Nhơn Hòa.
Ngày 12 tháng 2 năm 2015, Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Chư Sê là đô thị loại IV.
Kinh tế
sửaTốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tăng lên nhanh chóng: giai đoạn 1981 – 1990 chỉ đạt 4,6% và giai đoạn 2005 – 2009 đã đạt trên 14%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Đến nay, các khu vực: nông nghiệp giảm còn 45%, công nghiệp xây dựng tăng lên 30%, thương mại - dịch vụ 25%. Thu nhập GDP bình quân đầu người: năm 1981 là 45 USD và năm 2009 là 532 USD.
Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 80,5% năm 1981 đến cuối năm 2008 còn 14,2%.
Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm từ 80 tỷ đồng đến 110 tỷ đồng, đứng thứ 2 trong tỉnh.
Huyện có trồng các cây công nghiệp, bao gồm 12.000 ha cà phê, 20.000 ha cao su, hồ tiêu kinh doanh 4.000 ha, 2000 ha bông và một số cây trồng ngắn ngày như đậu đỗ các loại, ngô khoai, lương thực, thực phẩm.
Dự kiến đến năm 2015, huyện sẽ phát triển thêm một số loại cây công nghiệp mang tính chiến lược khác như: Ca cao, ca ri, thuốc lá,...
Văn hóa - Du lịch
sửaDu lịch
sửaThác Phú Cường là thác thuộc xã Dun cách thành phố Pleiku khoảng 45 km về phía Tây Nam, thác có độ cao cột nước khoảng 45 m, đã từ lâu thác Phú Cường được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên, thảm thực vật xanh tốt, nằm trên dòng chảy suối La Peet (hoặc suối Pă Pết - đọc là Pa Pết là tên gọi của dân cư Làng Pa Pết,xã Bờ Ngoong, xã Chư Pơng và lân cận) đổ ra sông Ayun về hạ nguồn xuống hồ Ayun Hạ. Khu vực thác Phú Cường đang được ngành du lịch lập quy hoạch chi tiết cho phát triển du lịch.Ngoài ra, huyện Chư Sê còn có Công viên Văn Hóa Kpă Klơng, Công viên Phạm Văn Đồng, Ruộng bậc thang Chư Sê trên địa bàn xã Dun và Thác Đình Nhiên nằm trên dòng chảy sông Ayun này
Chú thích
sửa- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ Quyết định 34-HĐBT năm 1981 về việc thành lập huyện Chư Sê thuộc tỉnh Gia Lai-Kon Tum
- ^ “Quyết định 96-HĐBT năm 1988 về việc phân vạch lại địa giới hành chính huyện An Khê và một số xã, thị trấn thuộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum”.
- ^ Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành
- ^ Nghị định số 25-CP năm 1994 của Chính phủ.
- ^ Nghị định 67/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, phường thuộc huyện Chư Sê và thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
- ^ Nghị định 17/2005/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Chư Sê, Kông Chro, Đăk Đoa, Ia Grai, tỉnh Gia Lai
- ^ Nghị định 39/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các xã thuộc các huyện Chư Sê, Kông Chro, Đăk Đoa, Ia Grai và KBang, tỉnh Gia Lai
- ^ Nghị định 46/2008/NĐ-CP về điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thành lập xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Pleiku và các huyện Chư Prông, Chư Sê, tỉnh Gia Lai
- ^ Nghị quyết số 43/NQ-CP về điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập xã thuộc huyện Chư Sê; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Chư Sê để thành lập huyện Chư Pưh thuộc tỉnh Gia Lai