[go: up one dir, main page]

Giới thiệu về nước Cộng hoà Liban

Liban (Phiên âm tiếng Việt: Li-băng; tiếng Ả Rập: لبنانLibnān; phiên âm tiếng Ả Rập Liban: [lɪbˈnæːn]; tiếng Pháp: Liban; tiếng Anh: Lebanon), tên chính thức là Cộng hòa Liban (tiếng Ả Rập: الجمهورية اللبنانيةal-Jumhūrīyah al-Lubnānīyah; phiên âm tiếng Ả Rập Liban: [elˈʒʊmhuːɾɪjje l.ˈlɪbnæːnɪjje]; tiếng Pháp: République libanaise; tiếng Anh: Lebanon; phiên âm tiếng Anh: /lɛbənɒn, -nən/), là một quốc gia ở Trung Đông. Liban có nhiều núi, nằm cạnh bờ biển đông của Địa Trung Hải, giáp với Syria về phía Bắc và Đông, Israel về phía nam, nước này có bờ biển hẹp dọc theo ranh giới phía Tây.

Cái tên Liban (cũng được viết là "Loubnan" hay "Lebnan") có nguồn gốc từ nhóm ngôn ngữ Semit, nghĩa là "trắng", để chỉ đỉnh núi tuyết phủ ở núi Liban.

Trước nội chiến (1975-1990), Liban là một quốc gia thịnh vượng. Sau nội chiến, cho tới tháng 6 năm 2006, tình trạng căng thẳng chính trị mới dần được cải thiện. Tuy nhiên, xung đột giữa Israel và Hezbollah đã ảnh hưởng lớn đến quốc gia này. (Đọc thêm...)

Bài viết nổi bật

Quan hệ Israel–Liban không bao giờ tồn tại dưới trao đổi kinh tế và ngoại giao bình thường mặc dù hai nước này là láng giềng, nhưng Liban là quốc gia Ả Rập đầu tiên mong muốn có hiệp định đình chiến với Israel năm 1949. Liban đã không tham gia chiến tranh sáu ngày năm 1967, và cuộc chiến tranh Yom Kippur năm 1973. Cho đến đầu năm 1970, đường biên giới giữa Israel và Liban là đường biên giới yên tĩnh nhất giữa Israel và bất kỳ quốc gia Ả Rập nào.

Về mặt lịch sử, hai nước đều là những nước kế tục đế quốc Ottoman. Hai nước còn là thành viên đầy đủ của Liên minh Địa Trung Hải và nhiều tổ chức khác.

Pháp luật của Israel và Liban coi nhau là "quốc gia thù địch".

Công dân Israel hoặc bất kỳ người nào khác có hộ chiếu, thị thực, con dấu do Israel cấp đều bị nghiêm cấm nhập cảnh vào Liban và có thể bị bắt giam nếu vi phạm.

Năm 2008, một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy đa số người Liban có quan điểm tiêu cực về người Do Thái và Nhà nước Israel, với 97% người Liban được khảo sát có ý kiến chống người Do Thái. Trong cuộc điều tra năm 2011 của Trung tâm Nghiên cứu Pew ở các nước Hồi giáo chiếm đa số tại Trung Đông, chỉ 3% người Liban có quan điểm tích cực về người Do Thái và Nhà nước Israel. (Đọc thêm...)

Danh sách nổi bật
Hassan Maatouk playing against Saudi Arabia
Hassan Maatouk trong trận gặp đội Ả Rập Xê Út năm 2019

Hassan Maatouk là một tiền đạo bóng đá thi đấu cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Liban và hiện là cầu thủ khoác áo đội tuyển quốc gia này nhiều lần nhất. Kể từ khi ra mắt ở Liban vào năm 2006, tính đến tháng 6 năm 2021, Maatouk đã ghi được 21 bàn thắng sau 93 lần ra sân thi đấu quốc tế, đưa anh trở thành cầu thủ ghi bàn hàng đầu mọi thời đại của đất nước mìnhh. Anh đã vượt qua kỷ lục của Roda Antar bằng việc ghi quả phạt đền trước đội Sri Lanka trong vòng loại FIFA World Cup 2022 khu vực châu Á vào ngày 15 tháng 10 năm 2019. Anh ra mắt thi đấu cho Liban trong trận thắng 2–1 trước đội Ả Rập Xê Út vào ngày 27 Tháng 1 năm 2006. Bàn thắng quốc tế đầu tiên của anh được ghi sau năm năm kể từ lần ghi bàn thứ 20 của anh cho đất nước Liban trong trận đá với đội tuyển Bangladesh. (Đọc thêm...)

Hình ảnh nổi bật
Cây tuyết tùng Liban dưới trời tuyết đông Bsharri. Cây tuyết tùng tượng trưng cho sự thiêng liêng (xuất hiện nhiều trong Kinh Thánh), sự bất hủ và trường tồn.
Bạn có biết
  • …nữ phóng viên truyền hình người Liban May Chidiac đã bị khủng bố đánh bom xe làm mất tay chân?
  • …vì không có cuộc điều tra dân số toàn diện nào được thực hiện tại Liban từ năm 1932, số dân của thành phố Beirut chỉ là một con số ước lượng?
  • …lúc sinh thời, nhà hoạt động phụ nữ Anissa Rawda Najjar đã được chính phủ Liban vinh danh bằng một con tem thư nhân dịp sinh nhật thứ 100 của bà?
  • …với chiều dài 170 km, sông Litani là con sông dài nhất ở Liban?
  • Hiệp ước Quốc gia từng quy định bất thành văn tỷ lệ số ghế trong nghị viện Liban là 6:5 nghiêng về các nghị sĩ Thiên Chúa giáo?
  • ... dù không quy định trong hiến pháp, Tổng thống Liban được yêu cầu là một tín đồ của Công giáo Maronite?
  • ...Riad Al Solh, người hai lần làm thủ tướng Liban, kết hôn với em gái của người hai lần làm thủ tướng Syria?
  • …lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Liban Elias Sarkis diễn ra tại một khách sạn thay vì nghị viện?
  • …sau khi đảm nhận chức vụ Tổng thống Liban, Michel Suleiman yêu cầu dỡ bỏ các tấm áp phích mang hình ông tại các khu vực công cộng?
Lịch sử, Con người và Điểm đến
Lối vào vườn trên đường Rue Spears

Vườn René Moawad nằm tại quận Sanayeh của thủ đô Beirut, Liban. Khu vườn là không gian công cộng lâu đời nhất ở thủ đô.[1] Khalil Pasha (1864-1923), một chỉ huy quân đội Ottoman trong chiến tranh thế giới thứ nhất[2] là người ra lệnh xây dựng khu vườn năm 1907.[3]

Tên gọi

Khu vườn có nhiều tên kể từ khi được xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Đầu tiên, nó có tên là "Vườn Công cộng Hamidi" nhưng mọi người thường gọi nó là "Vườn Sanayeh".[4] Nó mang tên "René Moawad" để tưởng nhớ cố tổng thống René Moawad, người bị ám sát ngày 22 tháng 11 năm 1989 không xa khu vườn.[5]

Địa điểm

Phía Bắc của khu vườn bao quanh bởi đường Rue Spears, phía Nam bởi đường Rue Alameddine, phía Đông bởi đường Rue Halawani và phía Tây bởi đường Rue Sanayeh. Đối diện với khu vườn ở đường Rue Spears là một khu phức hợp của thư viện Quốc gia. Với diện tích 22.000 mét vuông, khu vườn là điểm đến phổ biến cho người đi bộ, và trẻ em. Khu vườn cũng phổ biến đối với người cao tuổi khi họ đến đây ngồi trong các bóng râm để chơi bài, backgammon hay cờ vua. Khu vườn còn là nơi để các họa sĩ trưng bày các tác phẩm của họ.[1]

Chiến tranh Liban 2006

Trong chiến tranh Liban 2006, khu vườn và xung quanh nó là nơi các tổ chức phi chính phủ tạo chỗ ở, giúp đỡ những người tị nạn. Trụ sở "Sanayeh Relief Center" nằm trong một căn nhà đối diện vườn.[6]

Trong văn học và nghệ thuật

  • Day of Honey: A Memoir of Food, Love, and War bởi Annia Ciezadlo
"Tôi đã đi đến một công viên nhỏ gọi là vườn Sanayeh với Jackson và bạn của chúng tôi là Abdulrahman, người đang đi quanh khu vực Ras Beirut mua thực phẩm và thuốc men cho người tị nạn bằng chính tiền của mình."
"Những người duy nhất xử lý khủng hoảng ở vườn Sanayeh là một số ít sinh viên ở độ tuổi teen và hai mươi, một người trong số họ đeo dây nịt và đeo khẩu trang."
  • Jnaynet Al-Sanaye' (Vườn Sanayeh) một vở kịch bởi Roger Assaf (1997)[7]


Hãy tham gia vào dự án này!
Thư mời tham gia dự án Liban

Dự án Liban tại Wikipedia tiếng Việt là một dự án được thành lập nhằm tạo và nâng cao chất lượng các bài viết liên quan đến Liban. Dự án rất mong đợi sự quan tâm và tham gia của bạn. Mời bạn tham gia Dự án Liban nhằm nâng cao chất lượng những bài thuộc dự án. Những đóng góp của bạn đều đáng trân trọng! Nếu bạn muốn tham gia, xin ghi danh trong danh sách thành viên. Xin cảm ơn!

Và đừng quên giới thiệu dự án này đến các thành viên khác bằng cách gửi thư mời {{thế:Thư mời tham gia dự án Liban}} vào trang thảo luận của họ!

Liên kết đến các Wikipedia khác

Các dự án chị em của Wikimedia Foundation cũng cung cấp thông tin hữu ích:

Wikibooks
Tủ sách

Commons
Kho hình ảnh

Wikinews 
Tin tức

Wikiquote 
Danh ngôn

Wikisource 
Văn thư

Wikiversity
Học liệu

Wikivoyage 
Cẩm nang du lịch

Wiktionary 
Từ điển

Wikidata 
Cơ sở dữ liệu

Nguồn được dẫn

  1. ^ a b Ashkal Alwan
  2. ^ “First World War.com”. Truy cập 3 tháng 6 năm 2017.
  3. ^ Auzias and Labourdette. Le Petit Futé Beyrouth, page 158
  4. ^ Debbas, Fouad. Beirut, Our Memory: A Guided Tour Illustrated with Postcards, 140 page
  5. ^ Blanford, Nicholas. Killing Mr Lebanon: the Assassination of Rafik Hariri, page 37
  6. ^ “Sanayeh Relief Centre: solidarity with Lebanese society”. Tadamon. ngày 19 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2013.
  7. ^ Selaiha, Nehad (ngày 8 tháng 12 năm 2004). “Southern rhythms”. Al Ahram Weekly. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2013.