[go: up one dir, main page]

Cẩm Giang, Gò Dầu

xã thuộc Gò Dầu

Cẩm Giang là một thuộc huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.

Cẩm Giang
Xã Cẩm Giang
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
TỉnhTây Ninh
HuyệnGò Dầu
Trụ sở UBNDẤp Cẩm Thắng
Địa lý
Tọa độ: 11°11′39″B 106°9′42″Đ / 11,19417°B 106,16167°Đ / 11.19417; 106.16167
Cẩm Giang trên bản đồ Việt Nam
Cẩm Giang
Cẩm Giang
Vị trí xã Cẩm Giang trên bản đồ Việt Nam
Diện tích26,37 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng15.174 người[1]
Mật độ575 người/km²
Khác
Mã hành chính25660[2]

Địa lý

sửa

Xã Cẩm Giang nằm ở cực tây của huyện Gò Dầu, bên bờ trái sông Vàm Cỏ Đông, có vị trí địa lý:

Xã Cẩm Giang có diện tích 26,37 km², dân số năm 2019 là 15.174 người[1], mật độ dân số đạt 575 người/km².

Xã Cẩm Giang có Quốc lộ 22B từ hướng thị trấn Gò Dầu đi Kampong Cham chạy ngang qua.

Hành chính

sửa

Xã Cẩm Giang được chia thành 4 ấp: Cẩm Thắng, Cẩm Long, Cẩm Bình, Cẩm An.

Lịch sử

sửa

Cẩm Giang vào thế kỷ 19 là nơi đặt một đồn bảo (bảo là đồn binh nhỏ thường đắp bằng đất, vừa có chức năng quân sự vừa là cửa khẩu thông thương) gọi là bảo Quang Hóa huyện Quang Hóa phủ Tây Ninh tỉnh Gia Định của nhà Nguyễn[3].

Đại Nam nhất thống chí viết về huyện Quang Hóa có các đoạn:

  • "... Hồi đầu bản triều, đặt đạo Quang Phong ở địa phận thôn Cẩm Giang, năm Minh Mạng thứ 5 (1824), đắp bảo gọi là bảo Quang Hóa; năm thứ 17 (1836) bỏ đạo, đặt tên huyện hiện nay (tức huyện Quang Hóa), thuộc phủ Tây Ninh thống hạt. Lãnh 4 tổng,32 xã thôn."[4]
  • "Thành huyện Quang Hóa: chu vi 147 trượng 7 thước 4 tấc, cao 7 thước, hào rộng 1 trượng sâu 5 thước, mở 3 cửa, ở thôn Long Giang, năm Minh Mạng thứ 5 đắp bảo Quang Hóa ở địa phận thôn Cẩm Giang; năm thứ 17 đổi làm thành của huyện; năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) đắp bảo Định Liêu; năm Tự Đức thứ 3 (1850) lại lấy bảo Định Liêu làm thành của huyện, mà Quang Hóa vẫn để làm bảo như cũ."[5]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Tây Ninh”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Xem bài Tên địa danh: Đền thờ quan lớn Trà Vong, trên website của Bộ Văn hóa.[liên kết hỏng]
  4. ^ Đại Nam nhất thống chí, quyển 31, trang 198.
  5. ^ Đại Nam nhất thống chí, quyển 31, trang 202.

Tham khảo

sửa