[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Chi Táo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ziziphus)
Chi Táo
Cây táo tàu gai (Ziziphus jujuba) thứ spinosa
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Rhamnaceae
Phân họ (subfamilia)Ziziphoideae
Tông (tribus)Paliureae
Chi (genus)Ziziphus
Mill., 1754
Loài điển hình
Ziziphus jujuba
Mill., 1768
Các loài
Khoảng 75. Xem văn bản
Danh pháp đồng nghĩa
  • Chloroxylum P.Browne, 1756
  • Condaliopsis (Weberb.) Suess., 1953
  • Jububa Bubani, 1897
  • Mansana J.F.Gmel., 1791
  • Zizyphon St.-Lag., 1880

Chi Táo (danh pháp khoa học: Ziziphus) là một chi của khoảng 40 loài cây bụi và cân thân gỗ nhỏ có gai trong họ Táo (Rhamnaceae), phân bổ trong các khu vực ôn đới nóng và cận nhiệt đới của Cựu thế giới. Lá của chúng mọc so le, với ba gân lá cơ bản dễ thấy và dài 2–7 cm; một số loài là cây sớm rụng, các loài khác là cây thường xanh. Hoa nhỏ, có màu vàng-lục không dễ thấy. Quả thuộc loại quả hạch ăn được, có màu nâu-vàng, đỏ, đen, hình cầu hay thuôn dài, dài từ 1–5 cm, thông thường có vị đường và ngọt, tương tự như quả chà là về cấu trúc và hương vị.

Các loài trong chi Ziziphus bị ấu trùng của một số loài côn trùng trong bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phá hoại, bao gồm Bucculatrix zizyphella (loài này chỉ phá hoại chi Táo) và Endoclita malabaricus.

Táo tàu Z. zizyphus có lẽ là loài được biết đến nhiều nhất. Các loài khác như Z. spina-christi ở tây nam châu Á, Z. lotus ở khu vực Địa Trung Hảitáo ta Z. mauritiana ở miền tây châu Phi kéo dài về phía đông tới Ấn Độ, Vân Nam, miền bắc Việt Nam.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh pháp khoa học Ziziphus có nguuồn gốc từ tiếng Latinh cổ điển vay mượn từ tiếng Hy Lạp cổ ζίζυφονn (zízuphon), bản thân tiếng Hy Lạp có thể cũng là vay mượn từ ngôn ngữ khác, rất có thể là từ zizfum hoặc zizafun trong tiếng Ba Tư để chỉ Z. lotus.[1]

Táo là một từ Hán-Việt, và trong cả Hán-Việt lẫn Hán-Nôm đều được viết là 棗 (U+68D7). Các từ điển như Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị (南越洋合字彙, Dictionarium Anamitico-Latinum) của Jean-Louis Taberd (1838)[2] hay Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của (1895-1896)[3] đều sử dụng Hán tự này; với giải thích của Taberd như sau: "彙 Táo, rhamnus jujuba".

Từ táo trong tiếng Việt viết bằng ký tự Latinh có lẽ xuất hiện lần đầu tiên trong Từ điển Việt–Bồ–La của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651, trong đó tại trang 724 tác giả diễn giải như sau: "táo, blái táo: maçãa de nafega; ziziphum, i.".[4]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một thời gian dài các loài của chi Sarcomphalus P.Browne, 1756 ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ được gộp trong chi Ziziphus. Năm 2016 người ta phục hồi và tách chúng ra khỏi Ziziphus.[5]

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách 69 loài lấy theo Plants of the World Online:[6]

Chuyển đi

[sửa | sửa mã nguồn]

Sử dụng và thần thoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, hột quả táo chua (Ziziphus jujuba spinosa) được coi là có vị chua (toan) và ngọt (cam) cũng như trung hòa trong phản ứng (tính bình, không độc). Nó có tác dụng đối với tim, gan, mật, lá lách. Sử dụng trong điều trị các chứng cáu kỉnh, mất ngủ và hạ huyết áp.

Cây cho quả ăn được mà trong thần thoại Hy Lạp gọi là quả hưởng lạc thông thường được coi là Z. lotus, mặc dù chà là cũng có khả năng là một ứng cử viên. Tên gọi trong ngôn ngữ của người Ấn Độ cho Ziziphus là Ber.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Quattrocchi, Umberto (2000). CRC World Dictionary of Plant Names. 4 R-Z. Taylor & Francis US. tr. 2876. ISBN 9780849326783.
  2. ^ Taberd J.-L., 1838. 彙 Táo. Dictionarium Anamitico-Latinum, trang 468.
  3. ^ Huình Tịnh Paulus Của, 1895-1896. 彙 Táo. Đại Nam quấc âm tự vị, trang 345.
  4. ^ Từ điển Việt–Bồ–La, 1651. Táo, trang 724.
  5. ^ Hauenschild F., Matuszak S., Muellner-Riehl A. N. & Favre A., 2016. Phylogenetic relationships within the cosmopolitan buckthorn family (Rhamnaceae) support the resurrection of Sarcomphalus and the description of Pseudoziziphus gen. nov.. Taxon 65(1): 47-64. doi:10.12705/651.4.
  6. ^ Ziziphus trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 10-3-2024.
  7. ^ Gang-Tao Wang, Jiang-Ping Shu, Guo-Bin Jiang, Yu-Qiang Chen, Rui-Jiang Wang, 2021. Morphology and molecules support the new monotypic genus Fenghwaia (Rhamnaceae) from south China. PhytoKeys 171: 25-35, doi:10.3897/phytokeys.171.57277.