[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Đậu răng ngựa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Vicia faba)
Đậu răng ngựa
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Magnoliophyta
Lớp (class)Magnoliopsida
Bộ (ordo)Fabales
Họ (familia)Fabaceae
Phân họ (subfamilia)Faboideae
Tông (tribus)Vicieae
Chi (genus)Vicia
Loài (species)V. faba
Danh pháp hai phần
Vicia faba
L.
Danh pháp đồng nghĩa
  • Faba sativa Moench.

Đậu răng ngựa hay còn gọi tàu kê, đậu tằm (danh pháp khoa học: Vicia faba) là loài thực vật thuộc họ Đậu) bản địa của Bắc PhiTây Nam Á, hiện được trồng khắp thế giới. Có một thứ của loài này đã được công nhận:

  • Vicia faba var. equina Pers.đậu ngựa
Các vùng trồng đậu răng ngựa trên thế giới

Một số nhà thực vật học xếp loài này vào chi đơn loài Faba.[cần dẫn nguồn]

Hạt đậu răng ngựa trong vỏ quả.

Đậu răng ngựa là loài cây có thân mọc thẳng, cao từ 0,5-1,8 mét với thân mập và có tiết diện hình vuông. chiều dài 10–25 cm, hình lông chim với 2-7 lá chét với màu xanh xám đặc trưng. Trái với các loài thực vật chi Đậu răng ngựa khác, lá cây không có tua để leo quanh các giàn hay thân cây khác. Hoa đậu có chiều dài 1-2.5 cm với 5 cánh, trong đó 1 cánh hoa lớn có màu trắng, còn 2 cánh hoa 2 bên có màu trắng với một chấm đen (màu đen thực sự chứ không phải màu xanh đậm hay tím đậm gần đen[1]) và 2 cánh hoa dưới (liền nhau tạo thành hình thuyền) có màu trắng. Các giống đậu với hoa màu đỏ thắm cũng có tồn tại, nói đúng hơn chúng vừa mới được "cứu thoát" khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng.[2] Quả đậu rộng, có vỏ dai, lúc còn non màu xanh và khi chín có màu nâu đen, phủ nhiều lông tơ. Đối với các nòi tự nhiên, quả đậu có chiều dài 5–10 cm và đường kính 1 cm, tuy nhiên nhiều giống đậu trồng có thể có quả dài 15–25 cm và dày 2–3 cm. Mỗi quả bao gồm 3-8 hạt có hình tròn hay bầu dục với đường kính 5–10 mm; tuy nhiên hạt của các giống đậu trồng thì có hình dạng dẹt và có thể dài tới 20–25 mm, rộng 15 mm và dày 5–10 mm. Đậu răng ngựa có bộ nhiễm sắc thể nhị bội (2n) với 6 cặp nhiễm sắc thể. 5 cặp đầu có nhiễm sắc thể dạng que, còn cặp thứ 6 có nhiễm sắc thể khuynh tâm.

Những vấn đề về sức khỏe

[sửa | sửa mã nguồn]

Đậu tằm chứa nhiều tyramine, do đó những người dùng các thuốc ức chế oxid monoamin (MAOIS) không nên ăn.[3]

Đậu sống chứa các alkaloid vicine, isouramilcovicine có thể gây ra thiếu máu tán huyết đối với những bệnh nhân bị thiếu chất diêu tố G6PD (Glucose-6-phosphate dehydrogenase deficiency) trong hồng huyết cầu. Tình trạng này được gọi là ngộ độc đậu tằm và có khả năng gây tử vong.[4][5] Những vùng trồng đậu tằm lại đáp ứng với những vùng có bệnh sốt rét. Một số nghiên cứu dịch tễ học và trên kính in vitro cho thấy sự tán huyết (hay tan huyết; tức là hồng cầu bị vỡ) do ngộ độc đậu tằm lại có những tác dụng chống lại bệnh sốt rét, bởi vì một số loài ký sinh trùng sốt rét, chẳng hạn như Plasmodium falciparum, rất nhạy cảm với sự oxy hóa làm tổn thương các hồng cầu do thiếu enzyme G6PD, which would otherwise protect from oxidative damage via production of glutathione reductase.[6]

Đậu tằm còn chứa nhiều chất L-DOPA, một chất được y tế sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson. L-DOPA cũng là một tác nhân tăng bài tiết natri do đó có thể giúp kiểm soát bệnh tăng huyết áp.[7]

Vỏ hạt chứa các tannin[8] có gốc từ các proanthocyanidin[9] có thể gây ức chế các enzym.[10]


Thư viện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Core Historical Literature of Agriculture”.
  2. ^ “Daughter of the Soil”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2011.
  3. ^ Daniel K. Hall-Flavin, M.D. “MAOIs and diet: Is it necessary to restrict tyramine?”. Mayo Clinic.
  4. ^ Kathrynne Holden. “Fava Beans, Levodopa, and Parkinson's Disease”.
  5. ^ Russ Parsons. “The Long History of the Mysterious Fava Bean”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2011.
  6. ^ Nelson, L. David; Cox, M. Michael. 2005. "Chapter 14- Glycolysis, Gluconeogenesis, and the Pentose Phosphate Pathway" in Principles of Biochemistry. Freeman, New York. pp. 551.
  7. ^ Vered, Y; Grosskopf, I; Palevitch, D; Harsat, A; Charach, G; Weintraub, MS; Graff, E (1997). “The influence of Vicia faba (broad bean) seedlings on urinary sodium excretion”. Planta medica. 63 (3): 237–40. doi:10.1055/s-2006-957661. PMID 9225606.
  8. ^ The digestibility in piglets of faba bean (Vicia faba L.) as affected by breeding towards the absence of condensed tannins. A. F. B. Van Der Poela, L. M. W. Dellaerta, A. Van Norela and J. P. F. G. Helspera, British Journal of Nutrition (1992), Volume 68 - Issue 03, pp:793-800, Cambridge University Press doi:10.1079/BJN19920134
  9. ^ Qualitative analysis and HPLC isolation and identification of procyanidins from vicia faba. Rachid Merghem, Maurice Jay, Nathalie Brun and Bernard Voirin, Phytochemical Analysis, Volume 15, Issue 2, pages 95–99, March/April 2004 doi:10.1002/pca.731
  10. ^ The polyphenolic content and enzyme inhibitory activity of testae from bean (Vicia faba) and pea (Pisum spp.) varieties. D. Wynne Griffiths, Journal of the Science of Food and Agriculture, Volume 32, Issue 8, pages 797–804, August 1981, doi:10.1002/jsfa.2740320808

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]