[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Balkan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Vùng Balkan)
Balkan
The Balkan region according to Prof R. J. Crampton
Các nước Balkan
  ranh giới địa lý theo các sông DanubeSavaSoča
     vùng địa chính trị Balkan[1]
     vùng văn hoá Balkan[1]
Địa lý
Vị tríĐông Nam Âu (12 nước)
Tọa độ42°B 22°Đ / 42°B 22°Đ / 42; 22
Diện tích466,877 km2 (180,2622 mi2)
Độ cao tương đối lớn nhất2.925 m (9.596 ft)
Đỉnh cao nhấtMusala (Bulgaria)
Hành chính
Nhân khẩu học
Dân sốkhoảng 55 triệu (phần bán đảo chỉ có 32 triệu)

Bán đảo Balkan là một khu vực địa lý ở giữa biển Adriaticbiển Đen ngay góc đông nam của châu Âu, phạm vi chi tiết chiếu theo định nghĩa mà có rất nhiều cách nói khác nhau.[2] Bán đảo Balkan có diện tích chừng 467.000 kilômét vuông và dân số 33,857,776 người. Bán đảo Balkan vào thời đại Hy Lạp cổ đại được gọi là bán đảo Haemus. Tên gọi của khu vực đó dùng phỏng theo mạch núi Balkan đi xuyên qua trung tâm Bulgaria đến phía tây Serbia.

Bán đảo Balkan, bán đảo Iberia - nằm ở Tây Ban NhaBồ Đào Nha cùng với bán đảo Apennine nằm ở Ý gộp lại gọi là ba bán đảo lớn ở Nam Âu. Bán đảo Balkan bao gồm toàn bộ lãnh thổ của Hi Lạp, Bulgaria, Albania, Montenegro, Bắc MacedoniaBosnia và Herzegovina cùng với một phần khu vực của Slovenia, Croatia, Serbia, RomâniaThổ Nhĩ Kỳ.

Khu vực Balkans từ xưa đến nay tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, trong đó có mâu thuẫn tôn giáo, và cũng có tranh chấp lãnh thổ. Bởi vì tính trọng yếu địa chính trị của bán đảo, sự can thiệp của các cường quốc từ đó tới nay khiến cho mâu thuẫn ở khu vực này thường xuyên bị phóng đại thành chiến tranh, vì nguyên do đó mà có tên gọi là "kho thuốc nổ của châu Âu". Tuy nhiên, bán đảo Balkan những năm gần đây (từ sau nội chiến Yugoslav đến nay) đã thực hiện ngừng bắn và hoà bình, chỉ bất chợt mới có một số tranh chấp về phương diện chủ quyền lãnh thổ, thí dụ như vấn đề chủ quyền của Kosovo. Sự kiện Sarajevo - một trong những điểm kích động khởi phát của đại chiến thế giới lần thứ nhất, cũng phát sinh ở trên bán đảo Balkan.

Nguồn gốc lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bán đảo Balkan có lịch sử lâu dài, là một trong những chỗ khai sinh khá sớm văn minh nhân loại. Vùng đất phía nam là chỗ khai sinh của văn hoá Hi Lạp cổ đại. Sau thế kỉ II trước Công nguyên, từng lần lượt bị các đế quốc như đế quốc La Mã, đế quốc Đông La Mãđế quốc Thổ Nhĩ Kì Ottoman thống trị. Từ thế kỉ IV đến VII Công nguyên, người Hung, người Avar, người Lombard, người Bulgaria, người La Mã và các dân tộc Slav đã tiến hành tranh đoạt mãnh liệt về quyền thống trị của bán đảo. Sự thống trị của đế quốc Ottoman dài đến hơn 500 năm, khoảng thời gian đó người dân trên bán đảo đã từng tiến hành một loạt cuộc đấu tranh chống lại sự thống trị của đế quốc Ottoman.

Bắt đầu từ thời kì đầu thế kỉ XIX, đế quốc Nga khát vọng mở đường đi đến phía nam Địa Trung Hải, đế quốc Áo trù tính bành trướng về phía nam thông ra biển Adriatic, AnhPháp thì muốn bảo vệ huyết mạch giao thông thông đến Ấn Độ DươngViễn Đông, do đó bán đảo trở thành khu vực mà Nga, Áo, AnhPháp tranh đoạt cường liệt, nhiều lần phát sinh chiến tranh, có tên gọi là "kho thuốc nổ của châu Âu".

Chiến tranh chủ yếu có: hai lần chiến tranh Nga - Thổ từ năm 1828 đến năm 1829 và từ năm 1877 đến năm 1878, hai lần chiến tranh Balkan từ năm 1912 đến năm 1913từ tháng 6 đến tháng 7 năm 1913. Chiến tranh khiến cho sự đối lập của mỗi nước trên bán đảo và mâu thuẫn giữa các cường quốc gia tăng mãnh liệt, đến năm 1914 lấy sự kiện thái tử đế quốc Áo - Hung Franz Ferdinand bị ám sát ở Sarajevo làm dây dẫn lửa đã bùng nổ đột ngột đại chiến thế giới lần thứ nhất, các nước trên bán đảo đều bị cuốn vào chiến tranh. Sau thế chiến I, cấu trúc và đường lối chính trị trên bán đảo đã phát sinh thay đổi cực đại, bởi vì chủ nghĩa đế quốc lại tranh đoạt kịch liệt lần nữa, khu vực này liên tục mâu thuẫn chồng chất. Trong đại chiến thế giới lần thứ hai, bán đảo từng bị phát xít Đứcphát xít Ý chiếm lĩnh, các nước đều đã tiến hành đấu tranh chống phát xít.

Hội nghị Yalta được triệu tập mở họp ở bán đảo Crimea, Liên Xô sau thế chiến II đã phát sinh ảnh hưởng trọng yếu đối với cấu trúc và đường lối quan hệ quốc tế sau chiến tranh, tức là hệ thống Yalta. Sau chiến tranh các nước trên bán đảo có xây dựng căn cứ quân sự. Căn cứ hải quân có: Splitvịnh KotorYugoslavia; DurrësVlorëAlbania; VarnaBurgasBulgaria; ConstanțaRomânia; IstanbulThổ Nhĩ Kì; PireasThessalonikiHi Lạp. Căn cứ không quân có: TiranaAlbania; ConstanțaRomânia; SofiaDobrichBulgaria; Ljubljana, NišSkopjeYugoslavia.

Năm 1999, vấn đề Kosovo đã dẫn đến cuộc ném bom dã man của NATO vào Nam Tư do Hoa Kì đứng đầu, năm 2007 tỉnh tự trị Kosovo tuyên bố độc lập, , Anh và các nước khác công nhận Kosovo, khiến cho các yếu tố không an ninh trên bán đảo gia tăng rất lớn.[3]

Môi trường địa lí

[sửa | sửa mã nguồn]
Môi trường địa lí của bán đảo Balkan.

Bán đảo Balkan là một trong ba bán đảo lớn ở phía nam châu Âu, ở vào phía đông của Nam Âu. Phía tây giáp biển Adriatic, phía đông giáp biển Đen, phía nam giáp biển Ionia (một vịnh biển của Địa Trung Hải) và biển Aegea, đông nam cách biển Đen và nhìn về châu Á. phía bắc lấy sông Danubesông Sava làm biên giới, Trieste ở cực tây. Diện tích chừng 467.000 kilômét vuông. Bao gồm toàn bộ lãnh thổ của Albania, Bosnia and Herzegovina, Montenegro, Bulgaria, Hi LạpBắc Macedonia, cùng với một phần khu vực của Serbia, Croatia, Slovenia, RomâniaThổ Nhĩ Kì. Bán đảo ở vào giữa ba lục địa Âu, Á và Phi, là cầu đất liền nối liền châu Âuchâu Á, phía nam giáp đường hàng hải trọng yếu ở Địa Trung Hải, phía đông có eo biển Bosporuseo biển Dardanellia chống giữ yết hầu của biển Đen, vị trí địa lí cực kì trọng yếu.

Địa hình địa mạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Bán đảo Balkan chiếm giữ vị trí địa lí vô cùng trọng yếu, mặt tây là biển Adriatic, mặt đông là biển Đenbiển Aegea, cách eo biển Thổ Nhĩ Kì và nhìn về châu Á, mốc phía bắc là sông Danubesông Sava - chi lưu của nó, nối liền với lục địa châu Âu vô cùng rộng lớn, không có núi cao cách trở, giao thông rất thuận lợi. Trong tiếng Thổ Nhĩ Kì, "balkan" nghĩa là nhiều núi. Mạch núi trên bán đảo chủ yếu thuộc về phân nhánh của núi Anpơ, chỉ phía bắc và phía đông có đồng bằng và đất thấp. Bờ tây và bờ nam thuộc khí hậu Địa Trung Hải, nội lục có sẵn đặc trưng của khí hậu tính lục địa. Đường bờ biển quanh co uốn khúc, nhiều đảo nhỏ. Có các tài nguyên như rừng rậm, than đá, đồngdầu thô.

Bán đảo Balkan phần lớn là đất đồi núi (chiếm chừng 7/10 tổng diện tích). Mạch núi chủ yếu có: mạch núi Dinaric Anpơ ven sát bờ biển phía tây, đi theo hướng tây bắc - đông nam, thông dọc bán đảo, đỉnh núi chính Jezerca (ở phía bắc Albania) cao 2.694 m so với mức mặt biển; mạch núi Balkan ở phía đông bắc, vắt ngang toàn bộ lãnh thổ Bulgaria, đỉnh núi chính Botev, cao 2.376 m so với mức mặt biển; mạch núi Rila ở phía nam, đỉnh Musala cao 2.925 m so với mức mặt biển, là đỉnh núi cao nhất của bán đảo. Bồn địa xen giữa nhiều núi, mạch núi Balkan về phía nam có bồn địa sông Maritsa và bồn địa sông Tundzha. Phía đông bắc là đồng bằng hạ du sông Danube.

Bề mặt bán đảo bị cắt xé mãnh liệt, hình thành một số thung lũng, tuyến chính giao thông phần nhiều di dọc theo thung lũng. Tuyến đường sắt từ Trung Âu men theo sông Morava và lũng sông Vardar thông thẳng đến Thessaloniki, Hi Lạp, men theo sông Maritsa thông đến Istanbul. Trừ sông Danubesông Sava ra, các sông khác phần nhiều ngắn nhỏ, dòng nước chảy xiết. Đường bờ biển dị thường quanh co uốn khúc, dài đến 9.300 kilômét, nhiều cảng thiên nhiên. Thành phố chủ yếu có Beograd, Sofia, Athens, IstanbulTirana.

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Phía nam và ven sát bờ biển là khí hậu Địa Trung Hải, phía bắc là khí hậu tính lục địa. Lượng giáng thủy hằng năm phía tây chừng 1.000 - 1.500 mm, phía đông dưới 1.000 mm, phía nam dưới 500 mm. Nhiệt độ trung bình: tháng 1 phía nam 11℃, phía bắc -2℃ (vùng núi thấp hơn -5℃); tháng 7 phía nam 26℃, phía bắc 22℃. Có rừng rậm và vùng chăn nuôi gia súc rộng lớn.

Văn hoá cất rượu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ai Cập cổ đại vào năm 2500 trước Công nguyên, các bích hoạ lấy việc cất rượu nho dựng thành chủ đề, hoàn toàn không có gì mới lạ. Châu Âu - chỗ sản xuất rượu nho tập trung nhiều nhất hiện nay, văn hoá cất rượu của nó có thể truy ngược dòng đến thời kì Hi Lạp cổ đại, rượu nho không chỉ làm vừa lòng nụ vị giác của người châu Âu, đồng thời đi cùng cơ hội kinh doanh và làm giàu to lớn. Tuy nhiên, Pháp lại là nước đứng đầu về sản xuất rượu ở châu Âu, số liệu thống kê của EU cho thấy rõ, sản lượng rượu nho trung bình hằng năm của Pháp giữa năm 2000 đến 2005, khoảng chừng 550 triệu lít, giá trị sản lượng đạt 3,2 tỉ USD.

Bán đảo Balkan ở châu Âu cùng thuộc về nước sản xuất rượu nho, mặc dù không thể đưa ra bảng thành tích đẹp rỡ như vậy. Trải qua sự thống trị của cộng sản ở Nam Tư cũ trong khoảng thời gian dài, sản xuất rượu nho rơi vào bế tắc, đồng thời công nghệ quá cũ xưa, khiến cho tổng sản lượng của khu vực này có 450 triệu lít, giá trị sản lượng hằng năm chỉ có 220 triệu USD, chỉ bằng 6,87% giá trị sản lượng hằng năm của Pháp.

Tuỳ điều kiện thiên nhiên mà nói, từ phía tây Bosna và Herzegovina cho đến phía tây và phía đông của Bắc Macedonia, mùa hè ở bán đảo Balkan nóng nực và khô khan, đủ nắng, địa hình dốc đứng nhiều đá phân bố rộng khắp, là điều kiện lí tưởng trồng trọt, chăm bón nho và mở xưởng rượu. Bắc Macedonia là một trong những nước sản xuất rượu chủ yếu ở bán đảo Balkan, từ thủ đô Skopje đi về phía nam 90 phút, thì sẽ đến thị trấn quan trọng Kavadarci - ngành công nghiệp rượu nho của nước này, là quê hương của Tikveš - nhà máy rượu lớn nhất ở Bắc Macedonia. Tuy nhiên, dưới sự cầm quyền của chính phủ cũ, việc sản xuất rượu nho ở Kavadarci bị chính phủ cản trở, trái lại trở thành căn cứ nhà máy thép trọng yếu, bị đất trống rộng lớn xa xôi, hẻo lánh bao quanh, đường phố đầy rẫy thợ thuyền làm công lương thấp.

Bán đảo Balkan là lãnh thổ của Nam Tư cũ, lần lượt độc lập vào thời kì đầu niên đại 1990, Tikveš và nhà buôn rượu khác ở bán đảo Balkan, tích cực tìm tòi phương pháp phục hưng ngành rượu, hi vọng nhờ nỗ lực về mặt chất lượng rượu nho, lấy được giấy chứng nhận và giải thưởng thi đua tranh tài là đích nhắm, nhằm phát ra tiếng vang danh hiệu rượu nho ở bán đảo Balkan. Tuy nhiên, vấn đề nội chiến và xung đột chủng tộc hơn 30 năm qua vẫn cấp bách, trở thành vấn đề mới của nhà máy rượu nho cần phải đối diện, người phụ trách nhà máy rượu Hepok Mostar cho biết, gần nửa thế kỉ nay, khu vực Balkan không chỉ đối diện tổn hại do chiến tranh mang đến, đồng thời trải qua khó khăn dạo đầu trong thời kì chuyển biến xã hội, đây đều là nhân tố khiến cho nghề cất rượu nho quay đầu lại, đi đường cũ. Sau khi tư hữu hoá khiến cho những vườn nho lớn ban đầu được tập hợp, phân chia thành hàng trăm khu đất, những nhà buôn rượu nhỏ này quen chế tạo bulk rượu có giá rẻ, khó làm vừa lòng nụ vị giác của người tiêu dùng càng ngày càng gian hiểm, hơn nữa áp lực thu lãi nhằm chi trả các khoản nợ ngắn hạn, sẽ không có lợi cho kế hoạch marketing dài hạn, di hại do chiến tranh Balkan mang đến vẫn ở đó như cũ, rất nhiều người sản xuất đã mất đi vườn nho trong nội chiến những năm 1990, thí dụ như từ năm 1992 đến năm 1995, Bosnia đã tổn thất gần 40% diện tích vườn nho, chỗ trồng trọt nho ở Croatia phân bố dày đặc vũ khí nổ ở dưới đất, mất đi giá trị canh tác, nông vụ.

Các thành viên của kế hoạch đầu tư M6 (M6 Invesments), bắt đầu chỉ đạo việc kinh doanh của nhà máy rượu lớn nhỏ ở bán đảo Balkan, kế hoạch dự tính đạt 14 triệu USD, tiền của do nhãn hiệu bia nổi tiếng ở Bắc Macedonia Skopsko cung cấp, trù tính nâng cao sức cạnh tranh rượu nho của nước này trên thị trường quốc tế, đối với những nhà máy rượu này mà nói, đội M6 chính là hoá thân của kị sĩ trắng trong truyện cổ tích, vì đường lối phục hưng mà mang đến một tia sáng ban mai. Tikveš cũng là người hưởng lợi của kế hoạch M6, giám đốc bộ phận xuất khẩu ông Milan Ivanovski đã tự hào chỉ mấy cái bồn rượu, để chế tạo ra rượu nho chất lượng cao, kinh phí xây dựng của mỗi bồn đạt 260.000 USD, gần như là tiêu chuẩn của cấp Benz (tức là rất nhanh).

Trải qua nỗ lực của nhiều nhà máy rượu ở bán đảo Balkan trong mấy năm nay, cuối cùng cho ra trái ngọt, Tikveš đánh ra thị trường bên ngoài, nhận được đơn đặt hàng gồm 300.000 chai của chính phủ Nga, xếp đặt ở trong hầm rượu của điện Kremlin, nâng cao thứ hạng và độ nổi danh của rượu vang Tikveš. Phương châm của nhà máy rượu Balkan yêu cầu chất lượng nặng hơn số lượng, đáng giá học tập, thời đại sản xuất số lượng lớn sản phẩm nông nghiệp có lợi nhuận thấp đã qua.

Sự kiện Sarajevo

[sửa | sửa mã nguồn]

Lai lịch bán đảo Balkan là khu vực phức tạp, nhiều biến cố trong quan hệ quốc tế, vốn có danh xưng "kho thuốc nổ". Ở nơi đây, bởi vì nguyên nhân lịch sử chủng tộc, các vấn đề gai góc, khó xử như mâu thuẫn dân tộc, xung đột tôn giáo, sai biệt văn hoá, tranh chấp biên giới và chia rẽ chính trị ảnh hưởng lẫn nhau, quanh co đan chéo, phần lớn có xu thế "nước lửa không tương thích". Ở trong số này, vùng đất Nam Tư là khu vực có mâu thuẫn và xung đột tập trung và mãnh liệt nhất.

Vì nguyên do khu vực Balkan ở vào đầu mối giao thông trọng yếu, vốn là chỗ ắt phải chiến tranh của các nhà quân sự, cho nên các nước lớn châu Âu xuất phát từ lợi ích cá nhân, thường hay quan sát chú ý động thái và thay đổi ở chỗ này, và lại tích cực chen chân vào các loại mâu thuẫn và xung đột. Thí dụ như, sự kiện Sarajevo phát sinh vào ngày 28 tháng 6 năm 1914, nguyên bản là một sự kiện ám sát hay thấy ở châu Âu, thoạt đầu, mọi người hoàn toàn không cảm thấy có gì khác thường về nó, nhưng mà một tuần sau, các cường quốc châu Âu tự nhiên đem nó phóng đại thành một cuộc "khủng hoảng ngoại giao tháng bảy" ồn ào vênh vang, do đó khởi phát đại chiến thế giới lần thứ nhất.

Người Nam Slavơ

[sửa | sửa mã nguồn]

Nam Tư, ở vào miền tây bắc bán đảo Balkan của Đông Nam Âu. Cư dân hiện nay ở Nam Tư có trước nhất là người Illyria, người Thraciangười Celt. Vào thế kỉ VI, một nhánh của người Slavơ bắt đầu chọc thủng phòng tuyến sông Danube của đế quốc Byzantine, xâm nhập và tập kích bán đảo Balkan. Thế kỉ VII, họ tiến hành định cư ở bán đảo Balkan, dần dần dung hợp với cư dân địa phương thành một thể, gọi chung là Nam Slavơ. Bộ lạc Slavơ ở trong nước Nam Tư vì mục đích tranh giành chỗ sinh tồn và an cư, lần lượt đã tiến hành chiến tranh liên tục không ngớt với người Byzantine, người Avar, người Frank, người Hungary và người Venesia, từng thành lập lên tổ chức nhà nước thời kì Trung Cổ. Tuy nhiên, bởi vì không có năng lực kháng cự sự bành trướng, xâm nhập và tập kích của nước láng giềng, cho nên thời gian thời gian tồn tại của những nước này đều không dài.

Bulgaria ở vào miền trung và miền đông của bán đảo Balkan, cư dân đầu tiên vào thời kì Trung Cổ là người Thracia. Người Hi Lạp và người La Mã (tức là người Ý sống ven sông Tiber ở miền trung nước Ý) từng thành lập xã hội nô lệ ở khu vực này. Nửa sau thế kỉ VII, một nhánh người Bulgaria cổ đại đi vào miền đông bắc Bulgaria ngày nay. Trong cuộc đấu tranh chung chống đối đế quốc Byzantine, người Bulgaria cổ đại kết thành đồng minh với người Slavơ định cư ở bán đảo Balkan, đồng thời thành lập Vương quốc Slav - Bulgaria vào năm 681 Công nguyên. Sau khi người Bulgaria cổ đại dần dần bị người Slavơ đồng hoá, trở thành Nhà nước Slavơ, nhưng vẫn noi theo lối cũ dùng tên gọi "Bulgaria". Albania ở vào miền tây bán đảo Balkan của Đông Nam Âu, Albania là một trong những dân tộc cổ xưa nhất ở bán đảo Balkan.

Độc lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI, đế quốc Ottoman - đế quốc Hồi giáo thần quyền phong kiến xuyên qua ba châu lục Âu, Á và Phi ngày xưa, xuất phát từ Tây Á, đã chinh phục bán đảo Balkan, đã tiêu diệt Nhà nước Slavơ ở trong lãnh thổ Nam Tư, ở Nam Tư, BulgariaAlbania đã thiết lập sự thống trị của phong kiến quân sự dài hơn 5 thế kỉ. Bán đảo Balkan trong khoảng thời gian dài đặt dưới ách thống trị của đế quốc Ottoman. Quan hệ dân tộc ở nơi đây phức tạp, trong đó người Slavơ chiếm đa số. Cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, các nước như România, Serbia, BulgariaAlbania liên tiếp thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Ottoman, đã giành được độc lập. Không lâu, đế quốc Áo - Hung nổi dậy ở miền trung châu Âu đã thôn tính hai vùng BosniaHerzegovina. Song, người dân địa phương muốn kết hợp với Serbia, cùng nhau hợp thành Nhà nước Slavơ miền Nam rộng lớn.

Hiệp ước đồng minh ba nước Đức, Áo-Hung và Ý

[sửa | sửa mã nguồn]

Lúc này, Nga tự coi mình là nước giải phóng người Slav miền nam, nhúng tay vào sự vụ Balkan, khiến cho mâu thuẫn ở nơi đó càng thêm mãnh liệt; trong những năm 70 và 80 thế kỉ XIX, đế quốc Đức, đế quốc Áo - Hungđế quốc Ý đã thành lập đồng minh ba nước nhắm vào NgaPháp. Năm 1879, dưới sự thúc đẩy của tể tướng Otto von Bismarck, "hiệp ước đồng minh Đức và Áo - Hung" kí kết đầu tiên. Hiệp ước này có sẵn tính chất chống Nga rõ ràng. Về sau, bởi vì Ý thất bại trong cuộc đấu tranh tranh đoạt Tunisia với Pháp, Bismarck thừa cơ lôi kéo Ý, cùng nhau đối phó Pháp. Năm 1882, "hiệp ước đồng minh ba nước Đức, Áo - Hung và Ý" kí kết, đồng minh ba nước chính thức thành lập, Đức trở thành hạt nhân trung tâm của đồng minh ba nước.

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, kinh tế Đức phát triển nhanh chóng, đuổi kịp và đã vượt qua Anh Quốc. Kế hoạch thi công đường sắt 3B cũng cho thấy rõ ý đồ bành trướng về phía bán đảo Balkan, bắt đầu từ thủ đô Berlin của Đức, đi qua Byzantium của Thổ Nhĩ Kì (tức là Istanbul ngày nay), đến Bagdad của Iraq. Để đối phó đồng minh ba nước, PhápNga đã kí kết hiệp định quân sự, đồng minh Pháp - Nga hình thành từ đó. Anh Quốc cũng đã điều chỉnh quan hệ với PhápNga, vào đầu thế kỉ XX, lần lượt đã kí kết hiệp ước Anh - Pháp và hiệp ước Anh - Nga. Việc kí kết hiệp ước Anh - Pháp và Anh - Nga, có ý nghĩa là thiết lập hiệp ước ba nước Anh, Pháp và Nga. Như vậy, hai tập đoàn quân sự lớn ở châu Âu đã hình thành. Bán đảo Balkan trở thành "kho thuốc nổ" của các cuộc chiến tranh ở châu Âu. Các nước bán đảo Balkan lần lượt bị kéo vào hai cuộc đại chiến thế giới.

Sau chiến tranh, các nước bán đảo Balkan lần lượt kiến lập chế độ chủ nghĩa xã hội mô phỏng theo Liên Xô, tuy nhiên, một mặt, thể chế chính trị và kinh tế tập trung cao độ ở Liên Xô đã ảnh hưởng cải cách thể chế chính trị và thể chế kinh tế ở các nước bán đảo Balkan, một mặt khác, một số nước, đặc biệt là mâu thuẫn dân tộc ở Nam Tư vô cùng phức tạp, có tám dân tộc trong số hơn 24 triệu người, người Serbia lớn nhất chiếm 36% dân số. Tám dân tộc này về phương diện truyền thống lịch sử, tín ngưỡng tôn giáo, tập tục văn hoá và trình độ phát triển kinh tế có sai biệt rất lớn. Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, tám dân tộc mặc dù thống nhất vào trong một vương quốc, nhưng bởi vì vương quốc này thực hành chủ nghĩa Đại Serbia, quan hệ dân tộc căng thẳng đáng kể. Thời kì Josip Broz Tito cầm quyền, ở Nam Tư đã thực hành chính sách bình đẳng dân tộc, sự tồn tại của các dân tộc được công nhận, quốc gia thực hành chế độ liên bang. Năm 1980 tổng thống Tito qua đời, Nam Tư đã mất đi một vị lãnh tụ có quyền uy, rất nhiều vấn đề dân tộc mà nguyên lúc đầu bị che đậy bắt đầu lộ rõ ra ngoài.

Cuối thế kỉ XIX, nguyên nhân bán đảo Balkan trở thành thùng thuốc súng, là bởi vì vị trí địa lí trọng yếu của nó. Đầu tiên, eo biển Thổ Nhĩ Kì ở vào giữa bán đảo Balkan và bán đảo Tiểu Á, đối với Nga mà nói, eo biển Thổ Nhĩ Kì là đường sinh mệnh trọng yếu của miền nam nước Nga, thí dụ như eo biển Thổ Nhĩ Kì bị nước thù địch phong toả, quan hệ đối ngoại của miền nam nước Nga sẽ bị đoạn tuyệt, hạm đội Biển Đen sẽ trở thành con ba ba ở trong cái chum. Sự kiểm soát bán đảo Balkan đối với Nga mà nói vô cùng trọng yếu. Đế quốc Áo - Hung ở miền bắc Balkan ngày càng suy bại, đối mặt Đức ở phương bắc, Pháp ở phía tây và Nga ở hướng đông, đế quốc Áo - Hung bất lực đối đầu với bất kì nước nào.

Sự phát triển của nó chỉ có thể hướng về phía nam, đem bán đảo Balkan coi là phạm vi thế lực của bản thân, từ đó tiến hành tranh đoạt cuối cùng; và sự xâm lập của thế lực Nga sẽ khiến cho đế quốc Áo - Hung lúc đầu khá yếu thế bị giáp công ba phía của nước thù địch (Nga ở phía đông, phía nam, Pháp ở phía tây), sự kiểm soát bán đảo Balkan đối với đế quốc Nga mà nói có quan hệ đến sống chết. Thành phần dân tộc ở bán đảo Balkan phức tạp, cộng thêm đế quốc Ottoman, kẻ thống trị ban đầu của nó, càng thêm sa sút, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tranh đoạt ở bán đảo Balkan của tập đoàn lớn. Hai nước thông qua việc nâng đỡ, đào tạo và thôn tính các nước nhỏ Balkan để đạt đến mục đích khống chế Balkan của nó, Balkan cũng trở thành một trong những mâu thuẫn châu Âu, đại chiến thế giới lần thứ nhất nhân tiện vì vấn đề Balkan mà đã khai chiến.

Nam Tư tan rã

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10 năm 1989, Hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ 28 đảng Liên minh Người Cộng sản Nam Tư thông qua nghị quyết "vấn đề cải cách thể chế chính trị", tuyên bố từ bỏ "một đảng cầm quyền". Năm 1990, đảng Liên minh Người Cộng sản Nam Tư có lịch sử 70 năm tự giải thể không rõ lí do. Cùng lúc với đó, các nơi cả nước đã tăng vọt chừng 300 chính đảng, các chính đảng hầu như đánh vào chiêu bài "bảo vệ lợi ích dân tộc mình" mà không có một ngoại lệ nhằm giành lấy phiếu bầu, trào lưu chủ nghĩa dân tộc tràn lan. SloveniaCroatia sau khi bỏ phiếu toàn dân, tuyên bố độc lập cùng lúc vào ngày 25 tháng 6 năm 1991, điều này đã đánh dấu nước Cộng hoà Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư bắt đầu giải thể. Nghị viện và chính phủ Liên bang Nam Tư vì nguyên do đó mà triệp tập mở họp hội nghị khẩn cấp suốt mấy đêm, tuyên bố quyết định độc lập của đơn phương hai nước cộng hoà SloveniaCroatia là phi pháp. Nam Tư từ đó chiến tranh hỗn loạn không ngừng.

Tháng 4 năm 1992, hai nước cộng hoà SerbiaMontenegro lấy được ý kiến nhất trí về mặt nguyên tắc, quyết định hợp thành một "nhà nước chung bảo vệ tính liên tục của Nam Tư". Ngày 27 tháng 4, nghị viện Liên bang Nam Tư cử hành hội nghị, đã thông qua hiến pháp nước Cộng hoà Liên minh Nam Tư do hai nước SerbiaMontenegro liên hợp hợp thành, tuyên bố chính thức thành lập nước Cộng hoà Liên minh Nam Tư mới. Tuy nhiên, dù trong lúc chiến loạn ở Croatia vừa mới được báo là yên ắng, nước Cộng hoà Bosnia và Herzegovina đã phát sinh chiến tranh hỗn loạn. Đây là cuộc hỗn chiến có quy mô lớn hơn, mãnh liệt hơn và tàn khốc hơn. Bosnia và Herzegovina là một nước cộng hoà có dân tộc khác nhau tin thờ tôn giáo khác nhau cư trú trộn lẫn, dân tộc Serbia trong nước tin thờ Đông chính giáo chừng 1,5 triệu người, chiếm 31,3% dân số, dân tộc Croatia tin thờ Thiên Chúa giáo chừng 800.000 người, chiếm 17,7%, tập đoàn dân tộc lớn nhất là dân tộc Hồi giáo, chừng 2 triệu người, chiếm 43,7% dân số, dân tộc Hồi giáo nguyên gốc cũng là người Serbia, nhưng lúc đế quốc Ottoman thống trị, họ bị áp bức cải đạo sang Hồi giáo, họ khác biệt rất lớn với người Serbia về phương diện tập quán phong tục, về chính trị cũng có mâu thuẫn không ít. Trong cuộc xung đột, người Serbia bởi vì được sự ủng hộ của Quân đội Nhân dân Nam Tư, đều chiếm lấy ưu thế rất lớn về phương diện trang bị vũ khí, kinh nghiệm tác chiến và binh lực, liên tục không ngừng nắm quyền chủ động của chiến tranh. Nam Tư cũ chiến tranh hỗn loạn không thôi, buộc khiến rất nhiều người dân lưu lạc li tán, trở thành dân tị nạn.

Theo thống kê, đến tháng 10 năm 1992, dân tị nạn bị bỏ rơi và cầm giữ ở trong nước Nam Tư cũ đạt hơn 1,8 triệu người, trong đó dân tị nạn của hai nước cộng hoà CroatiaBosnia và Herzegovina đã lần lượt chiếm 1/4 tổng dân số hai nước. Ngoài ra, còn có hơn 400.000 dân tị nạn của Nam Tư cũ đổ về các nước châu Âu láng giềng, mang đến vấn đề xã hội nghiêm trọng ở những nước châu Âu này. Bởi vì chiến loạn ở Bosnia và Herzegovina càng ngày càng gay gắt, dữ dội, trọng điểm điều đình của xã hội quốc tế lại chuyển sang xung đột Bosnia và Herzegovina. Năm 1992, Cộng đồng châu ÂuLiên hợp quốc lần lượt đã thông qua một loạt nghị quyết mang tính nguyên tắc, các bên xung đột ở Nam Tư cũ đã cử hành nhiều lần hội đàm, nhưng đều không có kết quả.

Đồng minh Balkan

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào cuối thế kỉ XX, mặc dù hoà bìnhphát triển là xu thế và trào lưu của phát triển thế giới, nhưng ở Balkan hoàn toàn không có xuất hiện dấu vết hoà hoãn và lắng dịu, mâu thuẫn cố hữu vẫn tồn tại như xưa, thậm chí chuyển thành xấu kém liên miên không ngớt, thì lại phát sinh xung đột mới, không có lợi cho yếu tố phát triển và hoà bình ổn định khiến cục thế nơi đây vẫn ở trong tuần hoàn ác tính. Hai lần chiến tranh Balkan từ năm 1912 - 1913 và năm 1913. Từ khoảng tháng 3 đến tháng 8 năm 1912, bốn nước đã độc lập gồm Bulgaria, Serbia, Hi LạpMontenegro lần lượt kết thành đồng minh chống Thổ Nhĩ Kì, tức là đồng minh Balkan. Các nước đế quốc chủ nghĩa theo sau, xuất phát từ mục đích xâm lược của bản thân, đều đã nhúng tay vào. Nga, Anh và Pháp đứng về phía đồng minh Balkan, Đức và Áo - Hung thì ủng hộ Thổ Nhĩ Kì. Cục thế ở Balkan theo kiểu này chuyển hoá phức tạp thêm. Tháng 10, các nước đồng minh nối tiếp tuyên chiến với Thổ Nhĩ Kì, chiến tranh Balkan lần thứ nhất bùng phát.

Chiến tranh kết thúc, đế quốc Ottoman chiến bại và cầu hoà. Tháng 12 cùng năm, bốn nước đồng minh Balkan cử hành đàm phán với Thổ Nhĩ KìLuân Đôn, do sự nhúng tay của hai tập đoàn đế quốc chủ nghĩa, khiến cho cuộc đàm phán của hai phía giao chiến đứt nối liên tục đã kéo dài mấy tháng, mãi đến ngày 30 tháng 5 năm 1913, mới kí kết "Hiệp ước Luân Đôn năm 1913": Lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kì ở châu Âu trừ giữ lại Istanbul và một khu vực nhỏ sát gần đó ra, các bộ phận còn lại được chia cắt cho các nước đồng minh Balkan; công nhận Albania độc lập. Đối với các nước Balkan mà nói, chiến tranh Balkan lần thứ nhất là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chính nghĩa.[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Discover the countries that make up the Balkans”. Encyclopedia Britannica. ngày 29 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ Stavrianos, L. S. (2014). A Global History. Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh. tr. 121.
  3. ^ Trương Hải Đồng (30 tháng 6 năm 2014). "Sự kiện Sarajevo" Trăm năm phản tỉnh: Quản lí kiểm soát hay là dự phòng khủng hoảng?”. www.chinanews.com/.
  4. ^ Vương Hiểu Dịch (30 tháng 6 năm 2008). “Vì sao Balkan là thùng thuốc nổ của châu Âu?”. www.163.com/. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2021.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]