[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Trận Boulogne (1940)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận chiến Boulogne (1940)
Một phần của Mặt trận Tây Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Thời gian22[1]25 tháng 5 năm 1940[2]
Địa điểm
Kết quả Lữ đoàn Vệ binh số 2 của Anh sơ tán thành công theo đường biển,[4] Boulogne thất thủ về tay quân đội Đức Quốc xã.[5]
Tham chiến
 Anh Quốc
 Pháp
 Đức
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Edmund Ironside[6]
Đệ Tam Cộng hòa Pháp Tướng Lanquetot [6]
Đức Quốc xã Heinz Guderian [7]
Lực lượng
8.000 – 9.000 quân, một phần của một khẩu đội pháo chống tăng của Anh vài xe tăng Pháp [6] Đức Quốc xã Sư đoàn tăng (Panzer) số 2 [8]
Thương vong và tổn thất
2 viên tướng và 5.000 binh lính bị bắt [6]
4.360 quân Anh được giải thoát vào các ngày 2324 tháng 5 [6][9]
Thiệt hại nặng [3][10]
Trận Boulogne (1940) trên bản đồ Pháp
Trận Boulogne (1940)
Vị trí trong Pháp

Trận Boulogne là một trận đánh trên Mặt trận phía Tây trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai,[2] đã diễn ra từ ngày 22 cho đến ngày 25 tháng 5 năm 1940, tại hải cảng Boulogne của Pháp[3], trong Chiến dịch nước Pháp năm 1940.[10] Trong cuộc giao chiến quyết liệt này[11], Sư đoàn tăng (Panzer) số 2 của quân đội Đức Quốc xã[3] – một phần thuộc Quân đoàn tăng XIX dưới quyền chỉ huy của Trung tướng Heinz Guderian đã đánh chiếm được Boulogne[12][13], sau khi Lữ đoàn Bộ binh Độc lập số 20 (Vệ binh) của Anh (dưới sự chỉ huy trực tiếp của tướng Edmund Ironside – Tổng tham mưu trưởng Quân đội Đế quốc Anh) rút khỏi Boulogne theo đường biển vào các ngày 2324 tháng 5 (ngoại trừ vài trăm binh lính) và quân đội Pháp trú phòng tại Boulogne đầu hàng vào ngày 25 tháng 5.[6] Mặc dù gây ra những thiệt hại nặng nề cho cả hai bên tham chiến, các cuộc kháng cự dữ dội của quân đội Đồng Minh tại Calais và Boulogne đã trì hoãn bước tiến của quân đội Đức đến Dunkerque, qua đó hỗ trợ cho cuộc rút chạy của các lực lượng Đồng Minh.[3]

Về cuối tháng 5 năm 1940, quân đội Đức tràn qua nước Pháp tới eo biển. Trong khi đó, Lực lượng Viễn chinh Anh (BEF) đang triệt thoái và tốc độ tiến quân của người Đức cho thấy rằng cảng Dunkerque là địa điểm duy nhất thích hợp cho một cuộc sơ tán của quân Viễn chinh Anh. Tuy nhiên, họ cũng cần phải tổ chức phòng ngự tại các cảng Calais và Boulogne đã trì hoãn bước tiến của quân Đức.[3] Lữ đoàn Vệ binh số 2, với Tiểu đoàn Vệ binh Ireland số 2, Tiểu đoàn Vệ binh Wales số 2 và một khẩu đội pháo chống tăng đã đặt chân lên Boulogne.[8] Liên quân Anh - Pháp tại Boulogne có đến 8.000 – 9.000 binh lính, tuy nhiên việc phòng ngự Boulogne chưa được chuẩn bị và quân Đồng Minh cũng không có đầy đủ vũ khí chống tăng. Cùng ngày hôm đó, quân Đức tiến về hướng bắc,[6] và quân phòng thủ Anh - Pháp tại Boulogne phải đối mặt với Sư đoàn tăng số 2 của Đệ tam Đế chế Đức.[8] Vào ngày 22 tháng 5 năm 1940, sau khi tiến đến hướng nam Boulogne, quân Đức của Guderian đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt từ phía quân Anh. Cho đến ngày 23 tháng 5[6], với hỏa lực mạnh mẽ[3], Sư đoàn tăng số 2 của Đức đã phát động một đợt tấn công dữ dội vào Boulogne. Người Anh vốn đã lên kế hoạch cho một cuộc sơ tán có thể,[6] và cầm cự cho đến đêm ngày 23 tháng 5 – khi mọi lực lượng của Anh được lệnh sơ tán trên các tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh.[3] Rạng sáng ngày 24 tháng 5, cuộc rút chạy đã hoàn thành,[3], duy chỉ có 300 lính Vệ binh Wales bị kẹt lại đã chiến đấu thêm 36 tiếng đồng hồ nữa trước khi đầu hàng quân Đức.[3] Vào buổi sáng ngày 24 tháng 5, quân Pháp vẫn án ngữ tại thành cổ và kiên quyết sẽ tiếp tục chiến đấu.[6]

Quân đội Đức đã thực hiện một cuộc tấn công trực diện, với sự hỗ trợ của pháo binhsúng phun lửa, cũng như các khẩu pháo phòng không. Cho đến cuối ngày, thành cổ đã lọt vào tay quân Đức.[6] Giao tranh kết thúc vào ngày 25 tháng 5[8], khi phần còn lại của quân trú phòng đầu hàng. Quân Pháp chiếm phần lớn trong hàng nghìn tù binh mà quân đội Đức bắt được trong trận chiến tại Boulogne. Trong khi đó, tại trận vây hãm Calais vốn nổi tiếng hơn trận Boulogne, quân Đồng Minh đã cầm cự được trước sức tấn công của Sư đoàn tăng số 10 của Đức cho đến khi Calais thất thủ vào ngày 26 tháng 5 năm 1940.[3][6][14]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hugh Sebag-Montefiore, Dunkirk: Fight to the Last Man, trang 245
  2. ^ a b Tony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: A Guide to 8,500 Battles from Antiquity Through the Twenty-First Century, Tập 1 , trang 157
  3. ^ a b c d e f g h i j k Fact File: Battle for Calais and Boulogne
  4. ^ Ellis, L. F. (1954). “Chapter X: Defence of the Channel Ports: 22nd May to 26th May, 1940”. The War in France and Flanders 1939-1940. London: Her Majesty's Stationery Office. tr. 153–159. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2012.
  5. ^ Doug Dildy, Dunkirk 1940: Operation Dynamo, trang 9
  6. ^ a b c d e f g h i j k l Battle of Boulogne, 22-ngày 25 tháng 5 năm 1940
  7. ^ James E. Tague, The Last Field Marshal, các trang 135-136.
  8. ^ a b c d J. E. Kaufmann, H. W. Kaufmann, Hitler's Blitzkrieg Campaigns: The Invasion and Defense of Western Europe, 1939-1940, các trang 246-247.
  9. ^ Invasion of France and the Low Countries
  10. ^ a b Philip Warner, The Battle of France: Six Weeks That Changed the World, các trang 140-157.
  11. ^ Stephen Hart, Russell Hart, Matthew Hughes, The German soldier in World War II, trang 109
  12. ^ Julian Jackson, The Fall of France:The Nazi Invasion of 1940: The Nazi Invasion of 1940, trang 97
  13. ^ Ronald Atkin, Pillar of fire: Dunkirk 1940, trang 158
  14. ^ Alan Shepperd, France 1940: Blitzkrieg in the West, trnag 85