[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Trại hành quyết

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Trại tử thần)
Trại hành quyết của Đức Quốc xã
Cổng tử thần tại Auschwitz II Birkenau


bản đồ Holocaust: Các trại hành quyết của Đức Quốc xã, được đánh dấu bằng đầu lâu trắng trên nền đen, do SS thiết lập trong vùng Ba Lan bị chiếm đóng, 1942
Tên khácTrại tử thần
Vị tríGerman-occupied Europe
NgàyThế chiến II
Loại sự kiệnHành quyết
Thủ phạmSS, Trawnikis, Ustaše
Tổ chứcSS-Totenkopfverbände
TrạiChełmno, Bełżec, Sobibór, Treblinka, Auschwitz, Majdanek, Trostenets
Bên ngoài trại hành quyết Auschwitz

Trại hành quyết, hay Trại hủy diệt, Trại tử thần là tên gọi chỉ về những trại được Đức Quốc xã thiết lập trong thời kỳ cầm quyền của mình (trong giai đoạn 1942 đến 1945) để thực hiện việc hành quyết các tù nhân, các lực lượng đối lập bị bắt và đặc biệt là thực hiện việc tiêu diệt người Do Thái. Hầu hết các trại tập trung và các trại huỷ diệt đã bị phá hủy sau chiến tranh, một số trở thành các đài tưởng niệm vĩnh viễn.

Xây dựng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 12 năm 1941, Quốc xã cho mở trại Chelmno, trại đầu tiên trong số bảy trại hành quyết được thiết lập với mục đích sử dụng công nghiệp hành quyết để tận diệt tù nhân trong trại. Đây là loại hình khác với các trại tập trung hoặc trại lao động. Hơn ba triệu người Do Thái mất mạng trong các trại hành quyết này. Phương pháp sát hại là dùng khí độc (Zyklon B hoặc cacbon mônôxit) trong những phòng hơi ngạt, mặc dù vẫn có nhiều nạn nhân bị giết bằng súng hoặc bằng các phương tiện khác. Thi thể của họ bị đem vào các lò thiêu xác (riêng ở trại Sobibór, dùng các giàn thiêu ngoài trời), tro người chết được rải hoặc chôn. Các trại hành quyết được điều hành bởi các sĩ quan SS, dưới quyền họ thường là các phụ tá người Ukraina hoặc Baltic. Lính chính quy Đức không được đến gần.

Phòng hơi ngạt

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại các trại hành quyết có phòng hơi ngạt, tất cả tù nhân được đưa đến bằng xe lửa, vào địa điểm tiếp nhận, tại đây tất cả áo quần và tư trang đều bị tước đoạt. Họ bị dồn, thân thể trần truồng, vào các phòng hơi ngạt. Trước đó họ được bảo cho biết được đưa đi tắm hoặc tẩy trừ rận chấy, trên đường đi có các bảng chỉ dẫn "phòng tắm" hoặc "tắm hơi".

Theo Rudolf Höß, chỉ huy trại Auschwitz, boong ke 1 chứa 800 người, boong ke 2 chứa 1.200. Một khi phòng hơi ngạt đầy người, cửa phòng bị khóa chặt và những viên Zyklon-B, được thả vào phòng qua những lỗ thông hơi trên tường, bắt đầu tỏa khí độc. Những người bị nhốt trong phòng sẽ chết trong vòng 20 phút; chết nhanh hay chậm phụ thuộc vào vị trí người ấy đứng gần lỗ thông hơi hay không, theo ước tính của Rudolf Höß, khoảng một phần ba nạn nhân chết tức khắc. Joann Kremer, một bác sĩ SS, làm chứng: "Có thể nghe tiếng la hét kêu gào của các nạn nhân, rõ ràng là họ đang cố tìm cách cứu mạng mình."[1]

Khi dọn xác nạn nhân, các tù nhân từng là nha sĩ được giao nhiệm vụ dùng kềm thu hồi răng vàng trong miệng các xác chết, và tóc của những xác phụ nữ đều bị cắt.[2]

Một phát kiến mới là chúng tôi cho xây dựng các phòng hơi ngạt có thể chứa 2.000 người cùng một lúc, trong khi trại Treblinka với 10 phòng hơi ngạt chỉ chứa mỗi lần 200 người. Tù nhân được phân loại như sau: tại Auschwitz chúng tôi có hai bác sĩ chuyên làm việc này. Tù nhân xếp hàng từng người một đến trình diện bác sĩ, những người có đủ sức khỏe để làm việc sẽ được nhập trại. Những người còn lại bị đưa đến chỗ hành quyết. Trẻ em còn nhỏ chắc chắn bị giết vì chúng không thể làm việc. Một cải tiến khác khiến chúng tôi qua mặt trại Treblinka, là ở Treblinka nạn nhân hầu như luôn biết là họ sẽ bị hành quyết, trong khi ở Auschwitz chúng tôi cố làm cho họ tin là họ đang được đưa đi tẩy trừ chấy rận. Dĩ nhiên, nhiều khi họ nhận ra ý định của chúng tôi, vì vậy đôi khi chúng tôi cũng gặp khó khăn hoặc có khi bùng nổ bạo loạn. Thường thì các bà mẹ cố giấu con mình sau những lớp áo, nhưng chúng tôi phát hiện ra ngay và đem chúng đi hành quyết. Chúng tôi được lệnh tiến hành các cuộc hành quyết trong bí mật, nhưng mùi hôi thối bốc ra từ những thi thể bị thiêu lan tỏa khắp vùng, nên mọi người dân sinh sống gần đó đều biết rằng các cuộc hành quyết đang diễn ra trong trại Auschwitz. - Rudolf Höß, chỉ huy trại Auschwitz, làm chứng tại Nuremberg[3]

Ước tính số nạn nhân thiệt mạng tại mỗi trại hành quyết
(Nguồn: Yad Vashem[4])
Trại hành quyết Tử vong Chú thích
Auschwitz II 1.400.000 [5]
Belzec 600.000
Chelmno 320.000
Jasenovac 600.000 [6]
Majdanek 360.000
Maly Trostinets 65.000
Sobibór 250.000
Treblinka 870.000

Năm 1942, Quốc xã cho khởi động giai đoạn tàn sát cao nhất trong vụ Holocaust, theo đề án Aktion Reinhard, mở cửa các trại hành quyết Belzec, Sobibór, và Treblinka. Tháng 9 năm 1943, hơn 1,7 triệu người Do Thái bị giết trong ba trại này. Trại tử thần lớn nhất được xây dựng tại Auschwitz-Birkenau, gồm có một trại lao động (Auschwitz) và một trại hành quyết (Birkenau); trong trại Birkenau có bốn phòng hơi ngạt và một lò thiêu xác. Trại Birkenau là nơi kết thúc mạng sống của khoảng 1,6 triệu người Do Thái (trong đó có 438.000 người Do Thái bị đem đến từ Hungary chỉ trong vòng vài tháng), 75.000 người Ba Lan và đồng tính nam, cùng khoảng 19.000 người Roma. Vào lúc cao điểm, mỗi ngày có đến 8.000 người bị đưa vào phòng hơi ngạt.

Khi nhập trại, mọi vật dụng có giá trị đều bị tịch thu, phụ nữ bị buộc cắt tóc ngắn. Theo những tài liệu của Đức Quốc xã, tóc của tù nhân được dùng để sản xuất tất dài. Tù nhân bị chia thành hai nhóm: những người yếu sức bị đưa ngay vào phòng hơi ngạt (đôi khi ngụy trang thành phòng tắm), những người khác bị sử dụng như những lao động khổ sai trong nhà máy hoặc tại các cơ sở công nghiệp được xây dựng bên trong hoặc kế cận trại. Giày, tất dài và các vật dụng khác của người tù được tái chế thành các sản phẩm phục vụ chiến tranh. Một số tù nhân bị buộc làm công việc gom xác và thu hồi răng vàng từ các thi thể.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bartov, Omer (ed.). The Holocaust, 2000.
  • Gilbert, Martin. Holocaust Journey: Travelling in Search of the Past, Phoenix, 1997. An account of the sites of the extermination camps as they are today, plus historical information about them and about the fate of the Jews of Poland.
  • Klee, Ernst. "'Turning the tap on was no big deal' — The gassing doctors during the Nazi period and afterwards," in Dauchau Review, vol. 2, 1990.
  • Levi, Primo. The Drowned and the Saved, 1986.
  • Bartov, Omer (ed.). The Holocaust: origins, implementation, aftermath. London: Routledge, 2000 ISBN 0415150353
  • Gilbert, Martin. Holocaust Journey: travelling in search of the past, Phoenix, 1997. An account of the sites of the extermination camps as they are today, plus historical information about them and about the fate of the Jews of Poland.
  • Klee, Ernst. "'Turning the tap on was no big deal': the gassing doctors during the Nazi period and afterwards," in Dachau Review, vol. 2, 1990.
  • Levi, Primo. The Drowned and the Saved. London: Michael Joseph, 1986 ISBN 0718130634

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Piper, Franciszek. "Gas chambers and Crematoria," in Berenbaum, Michael & Gutman, Yisrael (eds). Anatomy of the Auschwitz Death Camp, Indiana University Press and the United States Holocaust Memorial Museum, 1994, p. 163.
  2. ^ Piper, Franciszek. "Gas chambers and Crematoria," in Berenbaum, Michael & Gutman, Yisrael (eds). Anatomy of the Auschwitz Death Camp, Indiana University Press and the United States Holocaust Memorial Museum, 1994, p. 163. Also in Goldensohn, Leon. Nuremberg Interviews, Vintage paperback 2005, p. 298: Goldensohn, an American psychiatrist, interviewed Rudolf Höß at Nuremberg on ngày 8 tháng 4 năm 1946. Höß told him: "We cut the hair from women after they had been exterminated in the gas chambers. The hair was then sent to factories, where it was woven into special fittings for gaskets." Höß said that only women's hair was cut and only after they were dead. He said he had first received the order to do this in 1943.
  3. ^ Modern History Sourcebook: Rudolf Höß, Commandant of Auschwitz: Testimony at Nuremburg, 1946 Accessed ngày 6 tháng 5 năm 2007
  4. ^ Yad Vashem Lưu trữ 2016-02-04 tại Wayback Machine, Accessed May 7, 2007
  5. ^ Per [1] Lưu trữ 2013-09-21 tại Wayback Machine, Auschwitz II total numbers are "between 1.3M–1.5M", so we use the middle value 1.4M as estimate here.
  6. ^ Jasenovac, Yad Vashem.