Thảo luận:Giấy
Thêm đề tàiDự án bài cơ bản | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
“Giấy”, hay đúng hơn là phiên bản trước đây của nó, từng là một bài viết chọn lọc và được đưa lên Trang Chính từ cho thời gian 4 tháng 6 – 11 tháng 6 năm 2005. Nhưng theo thời gian, hoặc một số thông tin trong bài đã lỗi thời, hoặc những đòi hỏi từ cộng đồng đối với chất lượng của bài chọn lọc đã nâng cao khiến bài viết không đáp ứng được yêu cầu mới, và cộng đồng đã quyết định đưa bài ra khỏi danh sách các bài viết chọn lọc. Nếu có thể xin bạn hãy nâng cấp bài viết để đưa bài trở lại ứng cử sao chọn lọc. |
Untitled
[sửa mã nguồn]Cho tôi hỏi liệu có thể thêm "giấy dó" vào mục Xem thêm được không ? ThienHuong 16:58, 1 tháng 7 2005 (UTC)
ThienHuong, rất tiếc theo LĐ thấy, trong bài giấy này không có mục Phân loại giấy nên nếu bạn biết có nhiều loại giấy thì có thể thêm hẳn vào một mục (các loại giấy chẳng hạn) và cho thêm các tin tức vào.
còn nếu giấy dó mà bạn biết dủ thông tin có thể viết riêng thành một bài thì hãy viết riêng ra, và cho vào đây một dòng mới là ==Đọc thêm == Rồi thêm vào đó cái link tới bài giấy dó của bạn.
Chúc may mắn
Làng Đậu
Thanx, mình đã hiểu!! ThienHuong 17:18, 1 tháng 7 2005 (UTC)
Trong định nghĩa giấy là vật liệu làm từ sợi. Có thể nói rõ hơn là sợi gì được không? Chỉ bao gồm sợi xen-lu-lo hay có thể bao gồm các loại sợi khác? Vật liệu HDPE thì sao? Newone 12:23, ngày 27 tháng 1 năm 2006 (UTC)newoneNewone 12:23, ngày 27 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Trong bài có viết một vật liệu từ các sợi (dài từ vài mm cho đến vài cm), thường có nguồn gốc thực vật. Vật liệu hoàn toàn 100% từ HDPE (tôi hiểu là High Density Polyethylene) thì trước nay tôi chưa nghe nói gọi sản phẩm được làm ra giấy. Còn sợi được tổng hợp hóa học thì cũng được pha trộn vào trong lúc làm giấy. Phan Ba 12:30, ngày 27 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Có đấy, Phan Ba có thể tìm thấy thông tin về 1 loại giấy tên thương mại là tyvek tại trang http://www.dupont.com/nonwovens/ap/tyvek.html Newone 23:34, ngày 31 tháng 1 năm 2006 (UTC)newoneNewone 23:34, ngày 31 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Tôi thật sự không muốn "chẻ tóc ra làm tư", nhưng ở đấy có ghi là durable sheet products that are stronger than paper. Tôi hiểu là họ không xếp sản phẩm này vào giấy (paper) mà là sản phẩm dạng tấm (sheet product). Phan Ba 07:14, ngày 01 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Tại sao làm thêm đề mục mới rồi lại bỏ dở dang như vậy?
[sửa mã nguồn]Có tiêu chuẩn nào (ISO, DIN,...) để phân loại giấy không? Tại sao làm thêm đề mục mới rồi lại bỏ dở dang như vậy? Phan Ba 11:28, ngày 07 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Không hiểu Phan Ba hỏi về tiêu chuẩn gì của giấy (tính chất quang, lý, hóa) hay về kích thước giấy. Nếu là kích thước giấy, xem trang en:ISO 216 hoặc trang này. Về các phương pháp thử nghiệm tính chất lý, hóa của giấy, xem thử nghiệm thuộc tính hóa học và thử nghiệm thuộc tính vật lýVương Ngân Hà 12:45, ngày 07 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Cám ơn Vương Ngân Hà đã trả lời. Ý tôi là trong bài có đề mục Phân loại giấy có viết Tiêu chuẩn phân loại theo định lượng, theo bề mặt tráng phủ và theo công dụng nhưng vẫn còn bỏ trống cho nên tôi mới hỏi. Tiêu chuẩn thì tôi hiểu là phải là tiêu chuẩn quốc tế ISO, hay là Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) đưa ra. Tiêu chuẩn ISO về kích thước giấy đó thì tôi có biết đến nhưng chưa biết có ISO hay TCVN nào phân loại giấy theo định lượng, theo bề mặt tráng phủ và theo công dụng hay không? Phan Ba 13:04, ngày 07 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Tôi nghĩ là nếu người đó không viết trong 1, 2 ngày thì xóa đi. Nên nhớ là bài này là bài chọn lọc, và bài chọn lọc thì nên có vẻ hoàn toàn hơn là có vẻ viết chưa xong. Mekong Bluesman 14:33, ngày 07 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Tôi đã tạm thời bỏ phần đóng góp dở dang này. Phan Ba 13:02, ngày 10 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Tôi muốn viết bảng tiêu chuẩn kích thước giấy dạng bảng nhưng không biết cách làm. Có bạn nào có thể làm giúp được không? Newone 14:32, ngày 10 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Câu hỏi này đã chuyển ra Wikipedia:Bàn giúp đỡ. Lần sau xin hỏi tại đây để nhiều người mới sau này có chung vấn đề đọc được. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:50, ngày 10 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Xem các mã nguồn các bảng có sẵn tại đây. Bảng đơn giản nhất bạn có thể học để bắt đầu có thể là ở bài thể tích. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:49, ngày 10 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Web stock
[sửa mã nguồn]Tôi muốn tìm các trang web về stock giấy, làm ơn chỉ bảo giùm. Đặc biệt cám ơn bạn nào đã dò tìm trên google rồi (tôi tìm trên đó thì có kết quả quá nhiều, không thể lọc được)! Newone 12:16, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Xin lỗi mọi người, cho hỏi tôi có thể mang thông tin về giấy từ đây về trang web riêng của tôi http://tmg.com.vn/Giấy_photo_màu được không? Newone 15:41, 8 tháng 9 2006 (UTC)
- Tất nhiên là được. Giấy phép tự do mà. Chỉ cần bạn nhớ nêu rõ nguồn. Nguyễn Hữu Dụng 15:50, 8 tháng 9 2006 (UTC)
Mời dịch
[sửa mã nguồn]Mời mọi người vào dịch hộ, nguồn tôi lấy từ en:Paper size! Newone 06:41, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)
- Trang đó là trang riêng thì cũng nên tạo trang mới Khổ giấy, không nên nhét tất cả những gì dính líu đến giấy vào bài này. Phan Ba 06:59, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Hoàn toàn không có nguồn tham khảo
[sửa mã nguồn]Không thể nói bài này "Hoàn toàn không có nguồn tham khảo" được. Nói như thế tủi cho bài chọn lọc này quá - phía dưới có rất nhiều links để tham khảo. Chỉ nên nói là bài này có một số thông tin chưa có nguồn tham khảo thôi. Newone 04:42, ngày 15 tháng 7 năm 2008 (UTC)
Tổ tiên Việt làm ra giấy trước ?
[sửa mã nguồn]Sách Hậu Hán thư đã ghi:
“Từ thời cổ đại, sách và tài liệu phần lớn được chép trên thẻ que, rồi sau đó chép trên lụa, gọi là chỉ. Lụa thì đắt tiền, thẻ tre thì nặng, cả hai đều không thuận tiện. Bấy giờ Thái Luân bèn có ý định dùng vỏ cây, sợi gai, vải cũ và lưới đánh cá để làm giấy. Năm Nguyên Hưng thứ nhất, ông trình với Hoàng đế và được chấp thuận. Từ đấy, giấy bắt đầu được dùng khắp nơi và vì vậy mà trong toàn cõi đế chế, người ta gọi nó là giấy Sáu Hầu”.
Sách “Bách Việt Tiên Hiền Chí – Lĩnh Nam Di Thư” viết về các người hiền tài của Bách Việt, Lĩnh Nam có tiểu sử của Thái Luân chi tiết hơn:
“Thái Luân tự là Kính Trọng, người ở Quế Dương, cuối niên hiệu Vĩnh Bình (sinh vào năm 61 công nguyên), làm cấp sự quan dịch, một chức quan nhỏ, chờ chực khi có việc, nhà vua sai khiến. Sau này, Thái Luân được thăng làm Thượng phương lệnh. Năm Vĩnh Nguyễn thứ 9, được giao trọng trách coi việc rèn bí kiếm cùng các loại khí giới khác. Bí kiếm là loại kiếm báu, rất sắc bén, được coi là kiếm thần của nhà Hán. Cách rèn khí giới của Luân, không thứ nào không bền và sắc, làm thành phương pháp cho đời sau noi theo. Luân lại còn là người đầu tiên làm ra giấy để viết”.
Quế Dương là đất Việt, bị nhà Hán chiếm và chia cắt, nhiều lần thay đổi, sát nhập, cốt để người đời sau lần tìm về cội nguồn không biết đâu mà căn cứ. Thời kỳ này nước ta đã bị bọn xâm lược nhà Hán đô hộ. Thái Luân là người Việt, sinh ra trên đất Việt, làm quan dưới triều của nhà Hán.
Qua các tài liệu trên cho thấy kỹ thuật làm giấy của người Việt đã có trên lãnh thổ nước Văn Lang từ rất lâu. Thái Luân chỉ là người thừa kế kỹ thuật làm giấy của Tổ tiên Việt xa xưa đã đúc kết kinh nghiệm trong dân gian để làm ra giấy một cách quy mô, bài bản hơn. Ông là người Việt làm quan trong triều đình nhà Hán, phụ trách xưởng chế tác hoàng cung dưới thời Hậu Hán, đã xin vua Hán cho phép làm giấy theo công nghệ cải tiến hơn, vào năm 105 sau CN. Hdhhhdj (thảo luận) 16:52, ngày 14 tháng 8 năm 2020 (UTC)
- Việt nghĩa là Bách Việt, gồm các tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến và Bắc Việt Nam ngày nay. Quế Dương thuộc tỉnh Hồ Nam. Tuanminh01 (thảo luận) 17:00, ngày 14 tháng 8 năm 2020 (UTC)