[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Sơn Động

Sơn Động
Huyện
Huyện Sơn Động
Biểu trưng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhBắc Giang
Huyện lỵThị trấn An Châu
Trụ sở UBNDThị trấn An Châu
Phân chia hành chính2 thị trấn, 15 xã
Thành lập1909
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDHoàng Văn Trọng
Chủ tịch HĐNDĐỗ Văn Cầm
Bí thư Huyện ủyNgụy Văn Tuyên
Địa lý
Tọa độ: 21°20′19″B 106°50′59″Đ / 21,33861°B 106,84972°Đ / 21.33861; 106.84972
MapBản đồ huyện Sơn Động
Sơn Động trên bản đồ Việt Nam
Sơn Động
Sơn Động
Vị trí huyện Sơn Động trên bản đồ Việt Nam
Diện tích784,63 km²[1][2]
Dân số (31/12/2023)
Tổng cộng89.311 người[1][2]
Mật độ113 người/km²
Khác
Mã hành chính220[3]
Biển số xe98-L1-AD
Websitesondong.bacgiang.gov.vn

Sơn Động là một huyện thuộc tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Sơn Động nằm ở phía đông của tỉnh Bắc Giang, nằm cách thành phố Bắc Giang khoảng 75 km về phía đông, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 140 km, có vị trí địa lý:

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Sơn Động có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: An Châu (huyện lỵ), Tây Yên Tử và 15 xã: An Bá, An Lạc, Cẩm Đàn, Dương Hưu, Đại Sơn, Giáo Liêm, Hữu Sản, Lệ Viễn, Long Sơn, Phúc Sơn, Thanh Luận, Tuấn Đạo, Vân Sơn, Vĩnh An, Yên Định.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 13 tháng 2 năm 1909, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập huyện Sơn Động gồm ba tổng cắt ra từ huyện Lục Ngạn, gồm: tổng Biển Động (được nhập thêm xã Phúc Thắng thuộc tổng An Châu, huyện Yên Bác, tỉnh Lạng Sơn); tổng Niêm Sơn (được sáp nhập thêm toàn bộ đất đai đồn điền Schneider nằm ven bờ sông Lục Nam thuộc tổng Trù Hựu) và tổng Hả Hộ, huyện lỵ đặt tại Biển Động.

Ngày 11 tháng 5 năm 1917, Quyền Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định bãi bỏ huyện Yên Bác (Lạng Sơn). Đất đai huyện Yên Bác sáp nhập vào huyện Sơn Động.

Ngày 25 tháng 9 năm 1919, huyện Sơn Động đổi thành châu Sơn Động.

Năm 1927, chính quyền thực dân Pháp tiến hành tổng điều tra dân số, châu Sơn Động khi đó có 8 tổng, 53 xã, 15.342 nhân khẩu:

  • Tổng Biển Động có 10 xã: Biển Động, Biển Động phố, Cẩm Đàn, Chiên Sơn, Giáo Liêm, Huân Vi, Phúc Thắng, Quế Sơn, Thảo Nhàn, Xa Lý, với 1.719 nhân khẩu.
  • Tổng Cấm Sơn có 6 xã: Cấm Sơn, Gia Lộc, Hộ Đáp, Linh Sơn, Ninh Phong, Văn Lung, với 3.156 nhân khẩu.
  • Tổng Đông Đoàn có 6 xã: An Lạc, Hữu Sản, Lâm Ca, Lệ Viễn, Thái Bình, Vĩnh Khương, với 1.713 nhân khẩu.
  • Tổng Hả Hộ có 7 xã: Gia Sơn, Hả Hộ, Hộ Đáp, Hữu Bằng, Kỳ Công, Phục Lạp, Xuân Trì, với 1.936 nhân khẩu.
  • Tổng Niêm Sơn có 11 xã: Đèo Gia, Hữu Tập, Mai Tô, Mỹ Động, Niêm Sơn, Phì Điền, Phú Nhuận, Sơn Lãng, Tam Đồng, Thích Xá, Vật Phú, với 2.030 nhân khẩu.
  • Tổng Tây Đoàn có 6 xã: An Bố, An Châu, An Châu phố, Nhân Định, Tiên Lý, Tuấn Đạo, với 2.505 nhân khẩu.
  • Tổng Tứ Trang có 3 xã: Bồng Am, Thanh Luận, Tuấn Mậu, với 594 nhân khẩu.
  • Tổng Vị Loại có 3 xã: Dương Hưu, Hạ Long, Thượng Long, với 1.689 nhân khẩu.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đơn vị hành chính cấp tổng bị bãi bỏ; 53 xã cũ hợp nhất lại thành 41 xã.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, để thuận tiện cho việc chỉ đạo, tháng 7 năm 1947, Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu I quyết định cắt các xã phía đông huyện Sơn Động cùng 10 xã tả ngạn sông Lục Nam thuộc huyện Lục Ngạn sáp nhập với huyện Hải Chi (tỉnh Hải Ninh) thành lập châu Lục Sơn Hải trực thuộc tỉnh Quảng Hồng. Tháng 12 năm 1948, liên tỉnh Quảng Hồng chia thành tỉnh Quảng Yên và đặc khu Hồng Gai. Đầu năm 1949, châu Lục Sơn Hải giải thể, huyện Sơn Động và 10 xã huyện Lục Ngạn đưa về tỉnh Quảng Yên.

Ngày 17 tháng 2 năm 1955, khu Hồng Quảng được thành lập, huyện Sơn Động và 10 xã huyện Lục Ngạn được trả về tỉnh Bắc Giang[4].

Ngày 21 tháng 1 năm 1957, Thủ trưởng Chính phủ ban hành Nghị định số 24-TTg[5]. Theo đó, điều chỉnh địa giới hành chính hai huyện Lục Ngạn và Sơn Động để thành lập huyện Lục Nam.

Sau khi điều chỉnh, huyện Sơn Động có 19 xã: An Bá, An Châu, An Lạc, An Lập, Bồng Am, Cẩm Đàn, Chí Minh, Chiên Sơn, Đèo Gia, Dương Hưu, Giáo Liêm, Lệ Viễn, Phúc Thắng, Quế Sơn, Quốc Tuấn, Thanh Luận, Thăng Long, Tuấn Đạo và Vĩnh Khương.

Ngày 21 tháng 8 năm 1958, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 254-NV chia xã Thanh Luận thành hai xã: Thanh Luận và Thanh Sơn; xã Vĩnh Khương thành hai xã: Vĩnh Khương và Phú Cường.[6]

Sau đó, một số xã lại được đổi tên: Chí Minh thành Thạch Sơn, Quốc Tuấn thành Yên Định, Thăng Long thành Long Sơn và Phú Cường thành Vân Sơn.

Ngày 27 tháng 10 năm 1962, hai tỉnh Bắc GiangBắc Ninh hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc, huyện Sơn Động thuộc tỉnh Hà Bắc.[7]

Ngày 14 tháng 3 năm 1963, Chính phủ ra Quyết định số 25-CP cắt xã Đèo Gia để sáp nhập vào huyện Lục Ngạn.[8] Huyện Sơn Động có 20 xã: An Bá, An Châu, An Lạc, An Lập, Bồng Am, Cẩm Đàn, Chiên Sơn, Dương Hưu, Giáo Liêm, Lệ Viễn, Long Sơn, Phúc Thắng, Quế Sơn, Thạch Sơn, Thanh Luận, Thanh Sơn, Tuấn Đạo, Vân Sơn, Vĩnh Khương và Yên Định.

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa II, Quốc hội đã ra Nghị quyết sáp nhập xã Hữu Sản thuộc huyện Đình Lập, tỉnh Hải Ninh (nay huyện Đình Lập thuộc tỉnh Lạng Sơn) vào huyện Sơn Động, tỉnh Hà Bắc.[9] Huyện Sơn Động có 21 xã: An Bá, An Châu, An Lạc, An Lập, Bồng Am, Cẩm Đàn, Chiên Sơn, Dương Hưu, Giáo Liêm, Hữu Sản, Lệ Viễn, Long Sơn, Phúc Thắng, Quế Sơn, Thạch Sơn, Thanh Luận, Thanh Sơn, Tuấn Đạo, Vân Sơn, Vĩnh Khương và Yên Định.

Ngày 30 tháng 1 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 21-HĐBT[10]. Theo đó, giải thể xã Phúc Thắng để sáp nhập vào xã Quế Sơn và trường bắn TB1; giải thể xã Thạch Sơn để sáp nhập vào xã Vân Sơn và trường bắn TB1.

Ngày 11 tháng 12 năm 1991, Ban Tổ chức Chính phủ ra Quyết định số 642-CP thành lập thị trấn An Châu trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính hai xã An Châu và An Lập.[11]

Ngày 19 tháng 10 năm 1993, tái lập xã Phúc Thắng trên cơ sở 2 xóm đã cắt về xã Quế Sơn và phần diện tích còn lại do trường bắn TB1 bàn giao lại, tái lập xã Thạch Sơn trên cơ sở 1 xóm đã cắt về xã Vân Sơn và phần diện tích do trường bắn TB1 bàn giao lại.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Sơn Động thuộc tỉnh Bắc Giang vừa được tái lập.[12]

Ngày 6 tháng 11 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/NĐ-CP[13]. Theo đó:

  • Thành lập thị trấn Thanh Sơn trên cơ sở điều chỉnh 1.267,5 ha diện tích tự nhiên và 2.856 người của xã Thanh Sơn, 713,4 ha diện tích tự nhiên và 1.280 người của xã Thanh Luận.
  • Đổi tên xã Thanh Sơn thành xã Tuấn Mậu.

Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 813/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bắc Giang (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020)[14]. Theo đó:

  • Sáp nhập xã An Châu vào thị trấn An Châu
  • Sáp nhập xã Phúc Thắng và xã Thạch Sơn thành xã Phúc Sơn
  • Sáp nhập xã Vĩnh Khương và xã An Lập thành xã Vĩnh An
  • Sáp nhập xã Bồng Am vào xã Tuấn Đạo
  • Sáp nhập xã Chiên Sơn và xã Quế Sơn thành xã Đại Sơn
  • Sáp nhập xã Tuấn Mậu và thị trấn Thanh Sơn thành thị trấn Tây Yên Tử.

Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Bắc Giang (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025).[1] Theo đó, điều chỉnh diện tích tự nhiên 75,93 km² của Trường bắn Quốc gia khu vực 1 thuộc địa giới hành chính huyện Sơn Động về huyện Lục Ngạn quản lý.

Sau điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Sơn Động có diện tích tự nhiên 784,63 km² và quy mô dân số 89.311 người; có 17 đơn vị hành chính cấp xã.

Huyện Sơn Động có 2 thị trấn và 15 xã như hiện nay.

Huyện Sơn Động có diện tích 845,77 km², dân số năm 2008 là 72.930 người, mật độ dân số đạt 86 người/km².

Huyện Sơn Động có diện tích 845,77 km², dân số năm 2018 là 72.350 người. Dân số thành thị là 15.375 người và dân số nông thôn là 56.975 người. Mật độ dân số đạt 86 người/km².

Huyện Sơn Động trước khi điều chỉnh địa giới hành chính, có diện tích 860,56 km², dân số quy đổi tính đến ngày 31/12/2023 là 89.311 người,[2]mật độ dân số đạt 103 người/km².

Huyện Sơn Động sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, có diện tích 784,63 km², dân số quy đổi tính đến ngày 31/12/2023 là 89.311 người,[2] mật độ dân số đạt 113 người/km².

Làng nghề: Các ngành nghề, nghề phụ dựa trên điều kiện tự nhiên sẵn có với thế mạnh về trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi. Nó tạo ra công ăn việc làm giải quyết nhu cầu lương thực, sinh hoạt tại chỗ không chỉ cho huyện mà còn tiêu thụ đến một số địa phương khác trong và ngoài tỉnh với các sản phẩm như: chè, mật ong, gỗ, cây dược liệu, hoa quả, bò, lợn, gà,...

Trên địa bàn huyện có khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử thuộc Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc lộ 31 theo hướng đông bắc đi huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.

Quốc lộ 279, theo hướng đông nam đi thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Thị trấn An Châu được coi là đầu mối giao thông của huyện, là ngã ba giữa 3 tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 28 tháng 9 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  2. ^ a b c d “Đề án số 198/ĐA-UBND về việc sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lục Ngạn và huyện Sơn Động để thành lập thị xã Chũ, huyện Lục Ngạn và huyện Sơn Động; thành lập, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn”. Cổng thông tin điện tử huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 18 tháng 6 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2024.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Sắc lệnh số 221-SL về việc sát nhập khu Tả ngạn vào Liên khu 3, thành lập khu Hồng quảng, sửa đổi địa giới Liên khu Việt bắc và Liên khu 3, và đặt thành phố Hải phòng dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ Trung ương”.
  5. ^ Nghị định số 24-TTg năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ.
  6. ^ Nghị định số 24-TTg năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ.
  7. ^ “Nghị quyết về việc hợp nhất thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An, hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang do Quốc hội ban hành”.
  8. ^ Quyết định số 25-CP năm 1963 của Hội đồng Chính phủ.
  9. ^ “Nghị quyết về việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng và sáp nhập xã Hữu Sản thuộc huyện Đình Lập, tỉnh Hải Ninh, huyện Sơn Động, tỉnh Hà Bắc”.
  10. ^ “Quyết định 21-HĐBT năm 1985 về việc phân vạch địa giới một số xã thuộc tỉnh Hà Bắc”.
  11. ^ Địa chí Bắc Giang: địa lý và kinh tế. Sở văn hóa thông tin Bắc Giang và Trung tâm Unesco thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam. 2006. tr. 104–105.
  12. ^ “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.
  13. ^ “Nghị định số 05/NĐ-CP về việc giải thể thị trấn Nông trường Yên Thế, huyện Yên Thế; điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Yên Thế, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.
  14. ^ “Nghị quyết số 813/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bắc Giang”.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]