[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Nhà nước đơn nhất

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nhất thể)
  Nhà nước đơn nhất
Con đường sáp nhập khu vực hay tách rời

Một nhà nước đơn nhất hay nhất thể là một kiểu nhà nước quản lý bởi một bộ máy hay cơ chế duy nhất, trong đó chính quyền trung ương là tối cao và các chính quyền địa phương (đơn vị hành chính cấp dưới) chỉ có các quyền hạn nhất định mà chính quyền trung ương ủy thác. Hình thái này cũng được gọi là nhà nước tập quyền.

Phần lớn các quốc gia trên thế giới có hệ thống nhà nước đơn nhất. Trong số 193 quốc gia thành viên của LHQ, 165 quốc gia được điều hành bởi một nhà nước đơn nhất.

Trong một quốc gia có hệ thống nhà nước đơn nhất, đơn vị hành chính cấp dưới có thể được thành lập hoặc bị bãi bỏ, sáp nhập với các đơn vị hành chính cấp dưới khác và các quyền hạn của nó có thể được mở rộng hay thu hẹp theo quyết định của chính quyền trung ương. Mặc dù quyền lực chính trị có thể được chuyển giao thông qua việc chuyển giao quyền lực cho các chính quyền địa phương theo quy chế, nhưng chính quyền trung ương vẫn là tối cao; nó có thể can thiệp vào tất cả các hoạt động của chính quyền được phân quyền hoặc cắt giảm quyền hạn của họ.

Vương quốc Anh và Bắc Ireland là một ví dụ về một nhà nước đơn nhất. Scotland, Xứ WalesBắc Ireland có một quyền tự trị nhất định, nhưng quyền hạn đó được Quốc hội Vương quốc Anh ủy thác, có thể đơn phương ban hành luật hoặc hủy bỏ các quyền cho Scotland, Xứ Wales, Bắc Ireland (Anh không có quyền phân quyền).[1] Nhiều tiểu bang không có khu vực sở hữu mức độ tự chủ nhất định. Tại các quốc gia như vậy, các vùng địa phương không thể ban hành luật riêng cho mình. Ví dụ như Cộng hòa IrelandVương quốc Na Uy.[2] Tại các quốc gia thể chế liên bang, các chính quyền cấp dưới chia sẻ quyền hạn với chính quyền trung ương một cách bình đẳng thông qua hiến pháp, và phải được chấp thuận bởi cả hai bên. Điều này có nghĩa là các chính quyền địa phương có quyền tồn tại và quyền hạn mà chính quyền trung ương không thể thay đổi.

Nhà nước đơn nhất đối lập với nhà nước liên bang. Một ví dụ về một nhà nước liên bang là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Theo hiến pháp Hoa Kỳ, quyền hạn được chia sẻ bởi chính quyền liên bangtiểu bang. Điều V của hiến pháp nêu rõ rằng dù là cơ quan lập pháp hoặc các công ước phê chuẩn của nhà nước muốn có hiệu lực thì phải được ba phần tư các tiểu bang phê chuẩn, cho các bang không bị ảnh hưởng nhiều từ sự quản lý của nhà nước trung ương.[3]

Danh sách các quốc gia đơn nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ nghiêng: quốc gia được công nhận hạn chế

Nước cộng hòa đơn nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Quân chủ đơn nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

5 quốc gia đơn nhất lớn nhất theo GDP danh nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

5 quốc gia đơn nhất lớn nhất theo dân số

[sửa | sửa mã nguồn]

5 quốc gia đơn nhất lớn nhất theo diện tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sự chuyển giao quyền lực trong một nhà nước đơn nhất, như trong liên bang, có thể giống nhau, với tất cả đơn vị địa phương có cùng quyền hạn hay địa vị, hoặc không giống nhau, với các đơn vị địa phương khác nhau về quyền hạn và địa vị.
  2. ^ Svalbard có quyền tự trị hơn các vùng ở đất liền. Nó được kiểm soát bởi chính phủ và không có luật địa phương.
  3. ^ Many federal states also have unitary lower levels of government; while the United States is federal, the states themselves are unitary under Dillon's Rule – countiesmunicipalities have only the authority granted to them by the state governments under their state constitution or by legislative acts. For example, in the state of Connecticut, county government was abolished in 1960.
  4. ^ Roy Bin Wong (1997). China Transformed: Historical Change and the Limits of European Experience. Cornell University Press.
  5. ^ “Story: Nation and government – From colony to nation”. The Encyclopedia of New Zealand. Manatū Taonga Ministry for Culture and Heritage. ngày 29 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2014.
  6. ^ “Social policy in the UK”. An introduction to Social Policy. Robert Gordon University - Aberdeen Business School. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]