Nadezhda Konstantinovna Krupskaya
Bạn có thể mở rộng bài này bằng cách dịch bài viết tương ứng từ Tiếng Galician. (Tháng 3/2023) Nhấn [hiện] để xem các hướng dẫn dịch thuật.
|
Nadezhda Konstantinovna Krupskaya | |
---|---|
Наде́жда Константи́новна Кру́пская | |
Krupskaya khoảng năm 1890 | |
Thứ trưởng Bộ Giáo dục Liên Xô | |
Nhiệm kỳ 1929 – 27 tháng 2 năm 1939 | |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | Sankt-Peterburg, Đế quốc Nga | 26 tháng 2 năm 1869
Mất | 27 tháng 2 năm 1939 Moskva, Nga Xô viết, Liên Xô | (70 tuổi)
Đảng chính trị | |
Phối ngẫu | Vladimir Ilyich Lenin (cưới năm 1898) |
Nadezhda Konstantinovna Krupskaya (26 tháng 2 [lịch cũ 14 tháng 2] năm 1869 – 27 tháng 2 năm 1939) là một nhà cách mạng và nữ chính khách người Nga. Bà giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục Liên Xô từ năm 1929 đến khi qua đời vào năm 1939.
Đầu đời
[sửa | sửa mã nguồn]Gia quyến và tuổi thơ
[sửa | sửa mã nguồn]Krupskaya chào đời ngày 26 tháng 2 năm 1869 tại Sankt-Petersburg trong dòng họ Krupsky thượng lưu sạt nghiệp.[1] Cha bà tên là Konstantin Ignatievich Krupsky, một sĩ quan quân đội có tư tưởng chính trị cấp tiến, còn mẹ bà là Elizaveta Vasilevna Tristova, một người phụ nữ có tư tưởng khai phóng.[2] Konstantin vốn là người quê gốc Kazan, mồ côi khi mới 9 tuổi, được chính quyền Sa hoàng trợ cấp cho ăn học binh nghiệp trên thủ phủ.[3] Sau khi tốt nghiệp khóa thiếu sinh quân, ông được điều động sang Ba Lan để dập tắt cuộc nổi dậy Tháng Giêng năm 1863.[4] Nhận ân sủng của cấp trên, ông tiếp tục học hành ở Học viện Quân sự Luật Sankt-Petersburg. Tại đây, ông gặp gỡ và kết hôn với bà Elizaveta; hai người sinh hạ con gái đầu lòng, đặt tên là Nadezhda – nghĩa là "Hy vọng" trong tiếng Nga, vào năm 1869.[5] Sau khi hoàn thành khóa luật, Konstantin được phong làm thủ trưởng (nachal'nik) của quận Grojec, tỉnh Warsaw, Ba Lan thuộc Nga.[5] Do những chính sách ông ban bố được cho là quá phóng khoáng, Konstantin bị đưa ra tòa xét xử vào năm 1874, sau đó bị kỷ luật cách chức; sự vụ này đã khiến gia đình Krupsky rơi vào cảnh khốn đốn.[6] Năm 1883, khi Krupskaya mới 14 tuổi, cha bà qua đời vì lao phổi.[7]
Thời niên thiếu và tư tưởng chính trị
[sửa | sửa mã nguồn]Hoạt động cách mạng
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 10 tháng 8 năm 1896, Krupskaya bị nội gián chỉ điểm là thành viên của "Liên đoàn đấu tranh", lập tức bị bắt giữ hai ngày sau.[8] Sau một thời gian tra vấn không có kết quả, cảnh sát đành thả bà vào ngày 10 tháng 10; tuy nhiên, vào ngày 28 tháng 10, bà lại bị bắt vì kích động đình công bất hợp pháp ở Kostroma.[9] Lần này, với lời khai xác đáng của hai nhân chứng khác, cảnh sát giam giữ Krupskaya trong tù mặc cho bệnh tình.[10]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ McNeal 1972, tr. 13.
- ^ McNeal 1972, tr. 5, 11.
- ^ McNeal 1972, tr. 5.
- ^ McNeal 1972, tr. 5-7.
- ^ a b McNeal 1972, tr. 7.
- ^ McNeal 1972, tr. 9.
- ^ McNeal 1972, tr. 10.
- ^ McNeal 1972, tr. 46.
- ^ McNeal 1972, tr. 47.
- ^ McNeal 1972, tr. 48.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Figes, Orlando (1998). A people's tragedy: the Russian Revolution, 1891-1924 (bằng tiếng Anh). Vương Quốc Anh: Penguin Books. ISBN 9780140243642.
- Jackson, George & Devlin, Robert (1989). Dictionary of the Russian Revolution (bằng tiếng Anh). New York: Greenwood Press. ISBN 9780313211317.
- McNeal, Robert Hatch (1972). Bride of the revolution: Krupskaya and Lenin (bằng tiếng Anh). Ann Arbor: NXB Đại học Michigan. ISBN 9780472616008.
- Muñoz-Muñoz, Ana María (2010). “Nadezdha Konstantínovna Krúpskaya (1869-1939): Feminista y bibliotecaria”. Mujeres y libros: homenaje a la profesora Dña. Isabel de Torres Ramírez (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Granada: NXB Đại học Granada. ISBN 9788433851536.
- Raymond, Boris (1979). Krupskaia and Soviet Russian Librarianship, 1917-1939 (bằng tiếng Anh). New Jersey: The Scarecrow Press.
- Skatkin, Mihail S. & Cov'janov, Georgij S. (1994). “Nadezhda Krupskaya (1869-1939)” (PDF). Prospects: the quarterly review of comparative education (bằng tiếng Anh). 24 (1–2): 49-60. Bản gốc (PDF) lưu trữ 24 tháng 9 năm 2015.
- Krúpskaya, Nadezhda (1971). Acerca de la educación comunista (bằng tiếng Tây Ban Nha). Buenos Aires: Editorial Anteo.