[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

M8 (rocket)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
M8
Dàn phóng rocket M8 "Calliope" gắn trên xe tăng Sherman.
LoạiRocket không đối đất hoặc đất đối đất
Nơi chế tạoMỹ
Lược sử hoạt động
Sử dụng bởiLục quân Mỹ, Hải quân Mỹ
Lược sử chế tạo
Người thiết kếPicatinny Arsenal
Năm thiết kế1941
Nhà sản xuấtChrysler Corporation, Highland Park Plant (328,327);[1] Hercules Powder Company Radford Ordnance Works and Sunflower Ordnance Works (solvent powder)[2]
Giai đoạn sản xuất1941-1944
Số lượng chế tạo2.537.000[3]
Thông số
Khối lượng38 lb (17 kg)
Chiều dài33 in (840 mm)
Đường kính4,5 in (114 mm)
Trọng lượng đầu nổ4,3 lb (2,0 kg)

Động cơrocket thuốc phóng rắn
4,75 lb (2,15 kg)[chuyển đổi: số không hợp lệ]
Tầm hoạt động4.600 yd (4,2 km)
Tốc độ600 mph (970 km/h)
880 ft/s (270 m/s)
Hệ thống chỉ đạoKhông
Nền phóngRepublic P-47, Lockheed P-38G Lightning, M4 Sherman, Tàu đổ bộ xe tăng LST

M8 là một loại rocket có cỡ nòng 4,5 inch (114 mm) được Mỹ phát triển và trang bị trong chiến tranh thế giới 2. Đã có hàng triệu rocket được sản xuất. Loại rocket này được trang bị trên máy bay hoặc bắn từ các giàn phóng trên mặt đất, nó được thay thế bởi rocket M16 vào năm 1945.

Phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Những nghiên cứu đầu tiên tại Mỹ về rocket thuốc phóng rắn được tiến hành bởi Đại tá Leslie Skinner tại Aberdeen Proving Ground vào năm 1932. Lục quân Mỹ tỏ ra quan tâm hời hợt đến hệ thống vũ khí này, cho đến khi người Anh đưa ra hệ thống đạn rocket chống máy bay;[4] cả hai quốc gia đã tham gia trao đổi thông tin nghiên cứu từ trước khi Mỹ tham gia chiến tranh thế giới 2.[5] Rocket M8 được phát triển bởi Ủy ban nghiên cứu quốc phòng (National Defense Research Committee) cùng với Cục nghiên cứu đạn dược Lục quân (Army Ordnance Department) từ đầu những năm 1940;[6] at Picatinny Arsenal.[7] Đặc tính kỹ thuật của rocket được thống nhất vào mùa hè năm 1941 sau khi xem xét mẫu rocket của Anh. Một vài tên lửa được sản xuất cho thử nghiệm tại Aberdeen vào mùa thu năm đó, sử dụng các vỏ bình chữa cháy cũ làm vỏ rocket, do đó nó có cỡ nòng là 4,5 inch.[8] Nó được ổn định bằng cánh vây, nhưng sau đó cánh vây được cho là không hiệu quả do các tên lửa phóng từ mặt đất có vận tốc thấp.[9]

Phiên bản rocket không đối đất được ưu tiên phát triển hơn, Không quân Mỹ đã đặt hàng 3.500 quả rocket, và hi vọng chúng có thể được đưa vào trang bị trước khi diễn ra Chiến dịch Bó đuốc, chiến dịch đổ bộ của Anh-Mỹ lên Bắc Phi vào tháng 10 năm 1942. Kết quả phóng thử nghiệm thành công rocket M8 từ máy bay chiến đấu Curtiss P-40E vào mùng 6/7/1942 đã dẫn tới đơn đặt hàng 600.000 đơn vị. Ban đầu các kỹ sư thiết kế một giàn phóng tên lửa có thể lắp trong khoang chứa bom của máy bay ném bom Douglas A-20, nhưng giàn phóng chưa bao giờ được triển khai thực tế do có nhiều vấn đề về chất đẩy rocket, ngòi nổ, và ống phóng rocket dưới cánh đã làm việc triển khai rocket bị trì hoãn.[8]

Mã định danh sản xuất công nghiệp của phiên bản rocket dành cho Lục quân là M8; cùng với phiên bản cải tiến M8A3, được trang bị động cơ mạnh hơn, cùng với cánh vây lớn hơn,[3] và phiên bản T22, cải tiến tăng độ tin cậy và tăng tính an toàn của rocket.[6]

Lịch sử tham chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Rocket bắt đầu được đưa vào trang bị vào năm 1943, dòng rocket M8 được biên chế trong Lục quân Mỹ, để đảm bảo bí mật nó được gọi là "barrage rocket".[6] Tên lửa cũng được sử dụng rộng rãi bởi Lực lượng Không quân Lục quân Hoa Kỳ (United States Army Air Forces).[6] Đã có hơn 2.500.000 rocket M8 thuộc tất cả các phiên bản được sản xuất cho đến cuối chiến tranh.[3]

Rocket đất đối đất

[sửa | sửa mã nguồn]

Quá trình trang bị và sử dụng rocket M8 trong Lục quân Mỹ đã cho thấy một số hạn chế về hiệu suất của rocket. Hệ thống cánh vây của các rocket được phóng từ giàn phóng mặt đất tỏ ra không hiệu quả do vận tốc của rocket thấp,[9] làm giảm độ chính xác của rocket, mặc dù vậy, nó vẫn được coi là một vũ khí tấn công cường tập trên diện rộng hiệu quả.[10] Do tên lửa không có độ chính xác cao, chúng được phóng từ các giàn phóng cỡ lớn, gồm 8 ống phóng (xylophone) hoặc 60 ống phóng (calliope), tạo ra mật độ rocket dày đặc để hủy diệt khu vực rộng lớn.[3][6] Hệ thống phóng rocket T34 Calliope được lắp đặt trên nóc xe tăng M4 Sherman; sau khi phóng rocket, giàn phóng có thể tháo rời và loại bỏ, cho phép xe tăng Sherman vận hành như bình thường, trong khi giàn phóng "xylophone", còn gọi với mã hiệu T27, được mang trên các xe tải 2,5 tấn.[3] Các giàn phóng với 120 ống phóng (ký hiệu T44), 144 ống phóng (T45) cũng được phát triển, dự định được trang bị cho các tàu đổ bộ (LST) và xe thiết giáp bánh lốp lội nước hạng nhẹ DUKW của Hải quân Mỹ. Các giàn phóng 14 ống phóng đơn và đôi cũng được phát triển.[3]

Rocket M8 tỏ ra kém hiệu quả đối với các mục tiêu kiên cố;[6] điều này dẫ đến việc phát triển rocket Super M8, với cánh vây lớn hơn, động cơ mạnh hơn và đầu nổ lớn hơn. Super M8 được đưa vào thử nghiệm vào cuối năm 1944 nhưng chưa kịp tham chiến trước khi chiến tranh kết thúc.[6] M8 được thay thế bởi phiên bản rocket M16 tiên tiến hơn nhiều vào năm 1945.[3][9]

Rocket không đối đất

[sửa | sửa mã nguồn]
Giàn phóng rocket M10 gồm 3 ống phóng tên lửa M8 trên máy bay P-47.

Phương pháp phóng rocket M8 từ cánh của máy bay chiến đấu cuối cùng đã được giải quyết bằng việc phát triển một giàn phóng rocket M10 gồm ba ống làm bằng nhựa hoặc hợp kim. Tuy nhiên, việc sửa đổi phức tạp hơn nhiều so với các sửa đổi cần thiết để trang bị cho máy bay chiến đấu các loại đạn vận tốc cao HVAR cỡ nòng 5 in (130 mm) đang được Hải quân Mỹ phát triển, có hiệu quả cao hơn nhiều so với rocket M8. Rocket M8 chỉ có ưu thế hơn HVAR ở điểm số lượng đạn rocket M8 được sản xuất có sẵn nhiều hơn HVAR,[8]. Rocket M8 được trang bị trên các máy bay Lockheed P-38 Lightning[11]Republic P-47 Thunderbolt của USAAF đóng tại Italy, Tây Bắc Âu, Đông Nam Á và Thái Bình Dương từ nửa sau năm 1944, trước khi dần dần được thay thế bởi HVAR. Tuy nhiên, rocket M8 không được trang bị trên các phi đội máy bay chiến đấu-ném bom của Mỹ ở châu Âu.[12]

Đặc tính kỹ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]
Comparison of 5-Inch and 4.5-Inch Rockets[13][14]
5" HVAR Rocket 4,5" M8 Type Rocket
Tổng trọng lượng 140 pound (64 kg) 40 pound (18 kg)
Vận tốc tối đa 1.300 foot trên giây (400 m/s) 865 foot trên giây (264 m/s)
Trọng lượng thuốc nổ mạnh 7,8 pound (3,5 kg) 5,1 pound (2,3 kg) (M8A3), 4,3 pound (2,0 kg) (T22)
Độ chính xác tối đa 1.000 thước Anh (910 m) 800 thước Anh (730 m)
Độ xuyên giáp đối với giáp loại A 1,75 inch (44 mm) 1 inch (25 mm)
Độ xuyên phá bê tông kiên cố 3 foot (0,91 m) 1 foot (0,30 m)
Dải nhiệt độ hoạt động 0 đến 120 °F (−18 đến 49 °C) −10 đến 105 °F (−23 đến 41 °C) (M8A3), −20 đến 120 °F (−29 đến 49 °C) (T22)
Trọng lượng giàn phóng trên máy bay 15 pound (6,8 kg) (16 giá treo) 196 pound (89 kg) (tổng cộng 6 tên lửa, từ 2 bệ phóng cụm ba ống M10[15] triple-tube cluster launchers).

Giàn phóng

[sửa | sửa mã nguồn]
M10
giàn phóng gồm 3 ống phóng tên lửa, trang bị trên Lockheed P-38G LightningRepublic P-47D Thunderbolt.
M12
ống phóng rocket bằng nhựa dùng một lần, dài 1,2 m, nặng 24 kg. Có 2 chân chống phía trước và một chân trụ sau.
M12A1
tương tự như M12.
M12E1
ống phóng rocket sử dụng nhiều lần, làm từ magie, chân sau có thể điều chỉnh.
T27
giàn phóng gồm 8 ống phóng tên lửa được gắn trên xe tải 2,5 tấn. Không có khả năng quay ngang nhưng có khả năng thay đổi góc tà từ -5° đến +45°.
T27E1
giàn phóng 8 ống phóng rocket có khả năng chia nhỏ thành nhiều ống để vận chuyển.
T27E2
giàn phóng gồm 24 ống phóng, chia thành 3 hàng, mỗi hàng 8 ống phóng.
T28
giàn phóng gồm 24 ray phóng thép vuông thay cho ống phóng.
T34
Giàn phóng rocket Calliope, chế tạo từ ván ép và có hai hàng mỗi hàng mười tám ống phóng ở trên và hai hàng mỗi hàng sáu ống phóng ở dưới. Giàn phóng được lắp lên xe tăng M4 Sherman. Giàn phóng có thể thực hiện được hai hoặc ba lần phóng loạt trước khi loại bỏ.
T34E1
Một phiên bản của giàn phóng Calliope với hai hàng mỗi hàng 16 ống phóng kết hợp với 2 hàng mỗi hàng 7 ống phóng bên dưới. Giàn phóng này cũng được sử dụng trên xe tăng M4A1.
T34E2
Một phiên bản của giàn phóng Calliope với ray phóng rocket thay vì ống phóng
T44
Bệ phóng rocket cố định gồm 120 rocket, không có khả năng điều chỉnh tầm và hướng. Trang bị trên các xe thiết giáp bánh lốp lội nước DUKW hay tàu đổ bộ LVT.
T45
Bệ phóng gồm 2x14 ống phóng trang bị trên xe tăng M24 Chaffee, LVT, và xe tải. Không có cơ cấu điều chỉnh ngang nhưng có khả năng thay đổi góc bắn từ -5° đến +35°.[16]

Thư viện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • RP-3 - Giàn phóng rocket tương tự của Anh
  • Land Mattress, rocket của Anh, phát triển từ RP-3.
  • Katyusha, hệ thống rocket phóng loạt của Liên Xô, có nhiều cỡ nòng khác nhau, trong đó có cỡ nòng 82mm cũng được gọi là M-8.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hyde, Charles K. Arsenal of Democracy: The American Automobile Industry in World War II, 2013, p. 168.
  2. ^ Thomson, Harry C.; Mayo, Lida. The Ordnance Department: Procurement and Supply, 1960, p. 137.
  3. ^ a b c d e f g Chris Bishop biên tập (1998). The Encyclopedia of Weapons of World War II. New York: Orbis. tr. 175. ISBN 1-58663-762-2.
  4. ^ Rockets and Launchers - All Types (PDF). Aberdeen Proving Ground, Maryland: The Ordnance School. tháng 2 năm 1944. tr. 4. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ Dullum, Ove (2010). The Rocket Artillery Reference Book (PDF). Norwegian Defence Research Establishment (FFI). tr. 14. ISBN 978-82-464-1828-5. UK and US made an exchange of data on their development before US entered the war.
  6. ^ a b c d e f g Parsch, Andreas (2006). “Air-Launched 4.5-Inch Rockets”. Directory of U.S. Military Rockets and Missiles, Appendix 4: Undesignated Vehicles. Designation-Systems. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2012.
  7. ^ Lassman, Thomas C. (2008). Sources of Weapon Systems Innovation in the Department of Defense: The Role of In-House Research and Development, 1945-2000. United States Army Center of Military History. tr. 22. ISBN 978-1-4609-5845-2. Center of Military History Publication 51-2-1.
  8. ^ a b c Green, Constance McLaughlin; Thomson, Harry C.; Roots, Peter C. (1953). The Ordnance Department: Planning Munitions For War. The Technical Services: United States Army In World War II. (Chapter 16)
  9. ^ a b c Parsch, Andreas (2006). “U.S. Army 4.5-Inch Barrage & Bombardment Rockets”. Directory of U.S. Military Rockets and Missiles, Appendix 4: Undesignated Vehicles. Designation-Systems. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2012.
  10. ^ van Riper, A. Boudoin (2004). Rockets and Missiles: The Life Story of a Technology. Baltimore, Maryland: Johns Hopkins University Press. tr. 44. ISBN 978-0-8018-8792-5.
  11. ^ “P-38 being loaded with rockets 1945”. Flikr. ngày 17 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2020.
  12. ^ Goodeson, Ian (1998). Air Power at the Battlefront: Allied Close Air Support in Europe 1943-45. Routledge. tr. 73. ISBN 978-0714642116.
  13. ^ Green, Constance McLaughlin; Thompson, Harry C.; Roots, Peter C. The Ordnance Department: Planning Munitions for War, 1955, p. 449.
  14. ^ Source: Memo, Lt Col J. W. Gruitch for C. W. Bunch, Office of Commitments and Requirements Div., 15 Aug 44. sub: Comparison of 4.5" Type and 5" HVAR Rockets, Hq USAF file. Office of DCofS for Development.
  15. ^ Page 4 illustration of M10 triple-tube launcher
  16. ^ Chamberlain, Peter (1975). Mortars and rockets. Gander, Terry. New York: Arco Pub. Co. ISBN 0668038179. OCLC 2067459.
[sửa | sửa mã nguồn]