[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Cunoniaceae

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cunoniaceae
Thời điểm hóa thạch: 83–0 triệu năm trước đây[1] (Có thể có đại diện từ tầng Cenoman)
Tầng Santon - gần đây.
Eucryphia nở hoa
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Oxalidales
Họ (familia)Cunoniaceae
R.Br., 1814[2]
Các chi
Xem bài.
Danh pháp đồng nghĩa
  • Baueraceae Lindley
  • Belangeraceae J. Agardh
  • Callicomaceae J. Agardh
  • Davidsoniaceae Bange
  • Eucryphiaceae Endlicher
  • Spiraeanthemaceae Doweld

Cunoniaceaedanh pháp khoa học của một họ thực vật với khoảng 26-27 chi và 280-350 loài cây thân gỗ thuộc quần thực vật Nam Cực, bản địa của Australia, New Caledonia, New Guinea, New Zealand, miền nam Nam Mỹ, quần đảo Mascarene và miền nam châu Phi.[1][3] Một vài chi có vùng phân bố rời rạc đáng chú ý, được tìm thấy trên nhiều hơn một châu lục, chẳng hạn Cunonia tại Nam Phi và New Caledonia, còn CaldcluviaEucryphia có ở cả Australia và Nam Mỹ. Caldcluvia cũng có khu vực sinh sống vượt qua đường xích đạo tới Philippines còn Geissois tới Fiji trong Thái Bình Dương.

Họ này bao gồm các loài cây gỗ, cây bụi và dây leo; chủ yếu là thường xanh nhưng có một vài loài là sớm rụng lá. Lá của chúng chủ yếu mọc đối hay mọc vòng, ít khi so le, là lá đơn hay kép lông chim với các lá chét có khía răng cưa, thường với cuống lá dễ thấy. Hoa thường nhỏ, có 4 hay 5 (hiếm khi 3 hay nhiều tới 10) lá đài và cánh hoa. Chỉ nhị thường dài hơn cánh hoa. Quả thường là quả nang cắt vách dạng gỗ chứa nhiều hạt nhỏ; các hạt có nội nhũ chứa dầu.

Các hoa hóa thạch của Platydiscus peltatus có niên đại Hậu Phấn trắng tại Thụy Điển khoảng 83 triệu năm trước dường như là liên quan và gán vào họ này là hợp lý.[4][5]

Các chi đa dạng nhất về loài là Weinmannia (khoảng 160 loài), Pancheria (khoảng 26 loài). Các họ Baueraceae, Davidsoniaceae và Eucryphiaceae, trước đây coi là các họ riêng biệt thì hiện nay đều gộp trong họ Cunoniaceae.

Morgan và Soltis (1993) ban đầu liên kết Baueraceae và Cunoniaceae. Các chi AcsmithiaSpiraeanthemum tạo thành một nhánh có quan hệ chị em với phần còn lại của họ.

Sắp xếp dưới đây là theo Bradford et al. (2001, 2004),[3][6] với điều chỉnh theo Hopkins et al. (2013)[7]

Chi Aphanopetalum (bao gồm cả Platyptelea) trước đây đặt trong họ này, nhưng hiện nay coi là chi duy nhất với 2 loài tạo thành họ Aphanopetalaceae của bộ Saxifragales.

  1. ^ a b Peter F. Stevens. “Cunoniaceae”. APWeb.
  2. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2009). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III”. Botanical Journal of the Linnean Society. 161 (2): 105–121. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x.
  3. ^ a b Bradford J. C., Hopkins H. CF., Barnes R. W., 2004. Cunoniaceae. trong Kubitzki K. (chủ biên) The Families and Genera of Vascular Plants: Volume VI, Flowering plants, Dicotyledons: Celastrales, Oxalidales, Rosales, Cornales. Springer, Heidelberg. p 91-111.
  4. ^ Schönenberger J., Friis E. M., Matthews M. L. & Endress P. K., 2001. Cunoniaceae in the Cretaceous of Europe: Evidence from fossil flowers. Ann. Bot. 88(3): 423-437. doi:10.1006/anbo.2001.1488
  5. ^ Friis E. M., Crane P. R. Pedersen K. R., 2011. Early Flowers and Angiosperm Evolution. Cambridge University Press, Cambridge.
  6. ^ Bradford J. C. & Barnes R. W., 2001. Phylogenetics and classification of Cunoniaceae (Oxalidales) using chloroplast DNA sequences and morphology. Systematic Botany 26(2): 354‑385. doi:10.1043/0363-6445-26.2.354
  7. ^ a b Hopkins H. C. F., Rozefelds A. C. & Pillon Y., 2013. Karrabina gen. nov. (Cunoniaceae), for the Australian species previously placed in Geissois, and a synopsis of genera in the tribe Geissoieae. Australian Syst. Bot. 26: 167-185. doi: 10.1071/SB12037
  8. ^ a b Calycomis R. Brown ex Nees & Sinning = Callicoma Andrews, Calycomis D.Don = Acrophyllum Bentham

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]