Chiêu nghi
Chiêu nghi (chữ Hán: 昭儀; Kana: しょうぎShōgi; Hangul: 소의; Bính âm: zhāoyi) là một tước vị của phi tần trong hậu cung các nước Đông Á như Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trung Quốc
[sửa | sửa mã nguồn]Tại Trung Quốc, tước Chiêu nghi được đặt ra từ thời Hán Nguyên Đế Lưu Thích[1]. Từ "Chiêu nghi" mang ý nghĩa [Chiêu kì nghi; 昭其儀][2]. Trong thời kỳ này, Chiêu nghi là chức danh cao nhất của phi tần, bổng lộc ngang Thừa tướng, tước vị ngang tước Vương của Chư hầu.
Thời nhà Tấn, do kiêng húy Tư Mã Chiêu mà không lập tước vị này. Từ thời Ngũ Hồ thập lục quốc mới đặt lại. Thời Bắc Ngụy, hậu cung thiết lập [Tả chiêu nghi; 左昭儀] và [Hữu chiêu nghi; 右昭儀], địa vị chỉ sau Hoàng hậu[3].
Thời nhà Đường, tước Chiêu nghi đặt dưới Hoàng hậu cùng 4 tước Phi, thuộc hàng Chính nhị phẩm, trong đó ước Chiêu nghi đứng đầu hàng Cửu tần[4]. Sang đời nhà Tống, tước vị này đứng thứ 8 trong số 17 bậc cung tần ở thuộc hàng Chính nhị phẩm[5]. Từ cuối thời nhà Minh, nhà Thanh trở đi không đặt tước vị Chiêu nghi nữa.
Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Vào thời Lê sơ, Lê Thánh Tông định ra quy chế hậu cung chính thức. Dưới Hoàng hậu có:
- [Tam phi; 三妃]: Quý phi (貴妃), Minh phi (明妃), Kính phi (敬妃).
- [Cửu tần; 九嬪]:
- Tam chiêu (三昭): Chiêu nghi (昭儀), Chiêu dung (昭容), Chiêu viên (昭媛).
- Tam tu (三修): Tu nghi (修儀) Tu dung (修容), Tu viên (修媛).
- Tam sung (三充): Sung nghi (充儀), Sung dung (充容), Sung viên (充媛).
- [Lục chức; 六職]: Tiệp dư (婕妤), Dung hoa (傛華), Tuyên vinh (宣榮), Tài nhân (才人), Lương nhân (良人), Mỹ nhân (美人).
Thời nhà Nguyễn, Gia Long Đế đặt các thứ bậc nội cung. Dưới Hoàng hậu có:
- [Tam phi; 三妃]: Quý phi (貴妃), Minh phi (明妃), Kính phi (敬妃);
- [Tam tu; 三修]: Tu nghi (修儀) Tu dung (修容), Tu viên (修媛);
- [Cửu tần; 九嬪]: Quý tần (貴嬪), Hiền tần (賢嬪), Trang tần (莊嬪), Đức tần (德嬪), Thục tần (淑嬪), Huệ tần (惠嬪), Lệ tần (麗嬪), An tần (安嬪), Hòa tần (和嬪);
- [Tam chiêu; 三昭]: Chiêu nghi (昭儀), Chiêu dung (昭容), Chiêu viên (昭媛)
- [Tam sung; 三充]: Sung nghi (充儀), Sung dung (充容), Sung viên (充媛).
- [Lục chức; 六職]: Tiệp dư (婕妤), Dung hoa (傛華), Nghi nhân (儀人), Tài nhân (才人), Linh nhân (靈人), Lương nhân (良人);
Từ thời Minh Mạng cải cách đại thể vào năm thứ 17 (1836), chức vị Chiêu nghi không còn được sử dụng trong hậu cung nhà Nguyễn nữa.
Nhân vật nổi tiếng
[sửa | sửa mã nguồn]- Trung Quốc
- Phó Chiêu nghi - phi tần của Hán Nguyên Đế, mẹ Định Đào Cung vương Lưu Khang,bà nội Hán Ai Đế Lưu Hân,Phó thị cùng Phùng Chiêu nghi là 2 người đầu tiên phong tước Chiêu nghi.Khi mất,dù là phi tần nhưng được cháu nội Hán Ai Đế tiếm gọi Hiếu Nguyên Hoàng hậu,sau truy phế.
- Phùng Chiêu nghi - phi tần của Hán Nguyên Đế, mẹ Trung Sơn Hiếu vương Lưu Hưng,bà nội Hán Bình Đế Lưu Khản ,Phùng thị cùng Phó Chiêu nghi là 2 người đầu tiên phong tước Chiêu nghi. Nổi tiếng với tích Tiệp dư đáng hùng.
- Triệu Hợp Đức - sủng phi của Hán Thành Đế, em gái Hiếu Thành Hoàng hậu Triệu Phi Yến.
- Võ Tắc Thiên - Hoàng hậu thứ hai của Đường Cao Tông, bà được phong Chiêu nghi trước khi Vương Hoàng hậu bị phế.
- Việt Nam
- Dương Thị Bí - phi tần của Lê Thái Tông, sinh long phụng Lệ Đức hầu Lê Nghi Dân và Vệ Quốc Trưởng Công chúa Lê Ngọc Đường. Vốn phong Phi, sau giáng làm Chiêu nghi,cuối cùng bị phế làm thứ nhân.
- Nguyễn Thị Huyền - phi tần của Lê Hiển Tông, sinh Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân.Sau được truy phong Hoàng mẫu hậu.
- Hồ Thị Hoa - nguyên phối của Nguyễn Thánh Tổ Minh Mạng Đế, sinh Nguyễn Hiến Tổ Thiệu Trị Đế. Mất trước khi Minh Mạng lên ngôi,thụy ban đầu là Thuận Đức chiêu nghi (順德昭儀).
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Sử ký, quyển 97 hạ
- ^ 《漢書/卷097下》:「上欲殊之於後宮,以二人皆有子為王,上尚在,未得稱太后,乃更號曰昭儀,賜以印綬,在婕妤上。昭其儀,尊之也」
- ^ 《魏書·皇后列傳第一》:魏氏王業之兆雖始於神元,至於昭成之前,世崇儉質,妃嬙嬪御,率多闕焉,惟以次第為稱。而章、平、思、昭、穆、惠、煬、烈八帝,妃后無聞。太祖追尊祖妣,皆從帝諡為皇后,始立中宮,餘妾或稱夫人,多少無限,然皆有品次。世祖稍增左右昭儀及貴人、椒房、中式數等,後庭漸已多矣。
- ^ 《舊唐書·后妃上》: 三代宮禁之職,《周官》最詳。自周已降,彤史沿革,各載本書,此不備述。唐因隋制,皇后之下,有貴妃、淑妃、德妃、賢妃各一人,為夫人,正一品;昭儀、昭容、昭媛、修儀、修容、修媛、充儀、充容、充媛各一人,為九嬪,正二品;婕妤九人,正三品;美人九人,正四品;才人九人,正五品;寶林二十七人,正六品;御女二十七人,正七品;采女二十七人,正八品;其餘六尚諸司,分典乘輿服御。龍朔二年,官名改易,內職皆更舊號。
- ^ 《宋史·志第一百一十六 职官三》: 司封郎中员外郎掌官封、叙赠、承袭之事。...内命妇之品五:曰贵妃、淑妃、德妃、贤妃,曰大仪、贵仪、淑仪、淑容、顺仪、顺容、婉仪、婉容、昭仪、昭容、昭媛、修仪、修容、修媛、充仪、充容、充媛,曰婕妤,曰美人,曰才人、贵人。